Khi đọc "Tây Du Ký", chúng ta sẽ thấy rằng Tôn Ngộ Không sẽ không phiền lòng sư phụ của mình là Bồ Đề Tổ Sư dù gặp khó khăn thế nào trên đường đi lấy kinh. Bởi trước khi rời Linh Đài Phương Thốn trở về Hoa quả sơn, Bồ Đề Tổ Sư đã đuổi hắn và còn cắt đứt quan hệ, cấm được nhận là đệ tử của ngài. Nhưng có một lần, sau khi Tôn Ngộ Không quật đổ cây nhân sâm trong Ngũ Trang Quán của Trấn Nguyên Tử, liền đi tìm sư phụ Bồ Đề Tổ Sư, tại sao lại xảy ra chuyện này? Lý do thực ra rất đơn giản.
Từ khi Tôn Ngộ Không trở thành đồ đệ của Bồ Đề Tổ Sư, cho dù làm loạn ở thiên cung cũng không dám quấy rầy sư phụ. Khi trên đường đến Tây Thiên để lấy kinh, Tôn Ngộ Không đã gặp rất nhiều yêu quái có pháp lực mạnh mẽ, nhưng cũng không bao giờ dám tìm sư phụ của mình là Bồ Đề Tổ Sư nhờ giúp.
Thế nhưng, khi xem bộ phim truyền hình kinh điển nhất “Tây Du Ký” phiên bản 1986, chúng ta sẽ thấy Tôn Ngộ Không sau khi quật đổ cây nhân sâm xuống, liền đi tìm sư phụ Bồ Đề Tổ Sư. Khi hắn tới nơi thì thấy nơi sư phụ từng sống trở nên hoang tàn liền đau buồn chán nản, lặng lẽ rơi nước mắt.
Tại sao bao khó khăn, Tôn Ngộ Không không tìm tới sư phụ, vậy mà khi quật đổ cây nhân sâm lại đến thẳng chỗ Bồ Đề Tổ Sư? Có hai lý do cho vấn đề này, lý do thứ nhất là Trấn Nguyên Tử, chủ nhân của Ngũ Trang Quán và Bồ Đề Tổ Sư đều là đạo sĩ, Tôn Ngộ Không đã gây rắc rối ở đây, nếu mời Bồ Đề Tổ Sư - người có pháp thuật cao siêu và cùng Đạo giáo đến có lẽ sẽ giải quyết được vấn đề.
Một nguyên nhân quan trọng nhất khác là Tôn Ngộ Không cũng có tình cảm, sau khi gặp rắc rối, hắn không có ai để giúp, nên sẽ nghĩ đến sư phụ của mình. Điều này giống như một đứa trẻ, sau khi gặp rắc rối, anh ta sẽ tìm cha mẹ. Khóc mới được cha mẹ an ủi, giáo dục. Khi xem bộ phim truyền hình "Tây Du Ký", mặc dù Bồ Đề Tổ Sư không xuất hiện nhưng ngài vẫn chỉ ra một con đường sáng cho Tôn Ngộ Không, gợi ý rằng chỉ bằng cách tìm Quán Thế Âm Bồ Tát nhờ giúp, cây nhân sâm mới có thể được hồi sinh.
Một ngày làm thầy, cả đời làm cha, Bồ Đề Tổ Sư dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không, Đường Tăng dạy dỗ Tôn Ngộ Không, hai người thầy này chính là người quan trọng nhất trong cuộc đời của "Đại Thánh".
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)