Mặc dù trong "Tây Du Ký", khả năng phi thường của Tôn Ngộ Không được đề cao rất nhiều. Tôn Ngộ Không không sợ trời hay sợ đất, dám gây náo loạn Tam giới, từ thủy cung đến địa phủ và cả thiên đình đã khiến hắn trở thành người nổi tiếng trong ba cõi. Nhưng từ khi hắn bị trấn áp dưới Ngũ Hành Sơn thì bản tính ngông cuồng đã thay đổi.
Cho dù Tôn Ngộ Không có sức mạnh đạt tới thiên giới, hắn cũng sẽ không bao giờ có thể đánh bại được hai người. Một là Phật Như Lai đã giam hắn dưới núi Ngũ Hành, và người còn lại là sư phụ của hắn - Bồ Đề Tổ Sư. Vì cả hai đều là những người mà Tôn Ngộ Không không thể đánh bại nên nhiều người đương nhiên muốn so sánh giữa Như Lai và Bồ Đề Tổ Sư, ai mạnh hơn.
Tạo hình nhân vật Như Lai và Bồ Đề Tổ Sư trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Bồ Đề Tổ Sư là người thầy đầu tiên của Tôn Ngộ Không, ông là một cao thủ am hiểu cả Đạo giáo lẫn Phật giáo và Nho giáo, tinh thông pháp thuật. Ông sống ẩn dật dưới hạ giới tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động. Nhờ Bồ Đề Tổ Sư đào tạo, Tôn Ngộ Không thành người nổi tiếng hàng đầu trong Tam giới.
Như Lai là người đứng đầu Phật giáo, là một vị thần cấp cao nhất đã đạt đến cảnh giới của thánh nhân, và sức mạnh của ngài mạnh đến mức ngay cả Thái Thượng Lão Quân - người đứng đầu Đạo giáo cũng phải kính nể. Như vậy, giữa Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai, sức mạnh của ai cao hơn?
Bồ Đề Tổ Sư có thể lột da và róc xương của Tôn Ngộ Không, và khiến hắn hồn phi phách tán, điều này cho thấy sức mạnh của ngài vượt xa đồ đệ. Mặt khác, Tôn Ngộ Không làm náo loạn thiên cung, khi Như Lai trấn áp hắn cũng không trực tiếp ra tay, mà chỉ đánh cược lừa "Đại Thánh" vào lòng bàn tay, sau đó nhân cơ hội nhốt dưới núi ngũ hành. Đến đây sẽ có hai cách giải thích: Thứ nhất là Như Lai dùng thần thông thâm sâu của mình để trấn áp Tôn Ngộ Không; thứ hai là Như Lai tiêu tốn rất nhiều thần thông để trấn áp Tôn Ngộ Không. Vậy trong hai tuyên bố này, tuyên bố nào đáng tin cậy hơn?
Trước hết hãy nhìn vào loại thứ nhất, lúc đó Tôn Ngộ Không đã thành tựu công đức sắp được phong là Đấu Chiến TPhật Phật, là người dưới quyền quản lý của Như Lai. Thứ hai, nhìn vào chi tiết trong nguyên tác đó là yêu tinh bọ cạp ở kiếm nạn Tây Vương Nữ quốc.
Bọ cạp tinh bắt được Đường Tăng và muốn cưới anh ta, nhưng Tôn Ngộ Không và những người khác sợ chất độc ở đuôi của yêu tinh, và cuối cùng nhận được sự giúp đỡ của Mão Nhật Kê tinh quân. Trong nguyên tác, ngoài Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, qua lời của Bồ Tát Quán Thế Âm còn có một người khác bị yêu quái này làm hại đó là Như Lai.
Khi giới thiệu bối cảnh của Bọ cạp tinh, Quán Thế Âm đã nói rõ rằng khi đang thuyết pháp tại chùa Đại Lôi Âm, Như Lai vô tình chạm vào yêu tinh này và đã bị nó dùng đuôi độc châm. Như Lai chỉ nhìn một cái đã cảm thấy đau đớn không chịu nổi nên ra lệnh cho người bắt giữ yêu tinh.
Ở đây có thể thấy rằng Như Lai dù là người thần thông cao siêu nhưng sức mạnh ấy cũng có giới hạn, vì vậy mới để bị bọ cạp châm bị thương? Dù ở góc độ nào, sức mạnh của Như Lai không phải là không có khuyết điểm. Vì vậy, có vẻ như tuyên bố thứ hai đáng tin cậy hơn.
Và hãy nhìn vào Bồ Đề Tổ Sư, khi ông quyết định dạy phép thuật cho Tôn Ngộ Không, ông từng hỏi Tôn Ngộ Không rằng hắn muốn học ba mươi sáu phép biến hình của thiên cang hay bảy mươi hai phép biến hình của địa sát.
Vì là câu hỏi trắc nghiệm nên đương nhiên có nghĩa là Bồ Đề Tổ Sư có thể làm được cả hai. Tôn Ngộ Không chỉ học được bảy mươi hai phép biến hóa địa sát đã có thể gây ra hỗn loạn trong Tam giới, thậm chí còn khiến Như Lai tốn rất nhiều thời gian để trấn áp sức mạnh và điểm yếu của hắn.
Có người cho rằng pháp lực của Bồ Đề Tổ Sư hiển nhiên cao hơn Như Lai. Có thể thấy điểm này từ thái độ của Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai đối với Tôn Ngộ Không. Trong nguyên tác, khi Bồ Đề Tổ Sư đuổi Tôn Ngộ Không xuống núi, ông đã cảnh cáo Tôn Ngộ Không không được tiết lộ danh tính của sư phụ, nếu không sẽ bị lột da róc xương, hồn phi phách tán.
Vì Bồ Đề Tổ Sư chỉ dạy một phần Tôn Ngộ Không nên phần lớn những gì ông nói đều là sự thật. So với việc trấn áp Tôn Ngộ Không ở Ngũ Hành Sơn, việc bị lột da róc xương, hồn phi phách tán và giáng xuống Cửu U Minh hiển nhiên khó khăn hơn nhiều. Từ đó có thể thấy sức mạnh của Bồ Đề hiển nhiên vượt trội hơn Như Lai.
Trong nguyên tác, lời vô ý của Như Lai cũng đã tiết lộ thực lực. Khi Như Lai muốn tìm người ta sang Tây Phương thỉnh kinh Phật, Ngài nói: "Ta xem trong bốn cõi đại bộ châu, con người lành dữ khác nhau. Tại Ðông Thắng thần châu kính trời đất, có lòng hiền, Tây Ngưu hạ châu không tham ái; Bắc Cư lư châu hay sát sanh vọng ngữ, còn Nam Thiện bộ châu tham dâm dục, hay đâm chém, miệng lưỡi hung dữ độc ác. Nay ta có ba tạng chân kinh khá khuyên người lành.
Trong "Tây Du Ký" chùa Đại Lôi Âm là thánh địa của Phật giáo ở Tây Ngưu Hạ Châu. Thật trùng hợp, Bồ Đề Tổ Sư cũng ở Tây Ngưu hạ châu. Và Như Lai lại nói rằng "Tây Ngưu hạ châu không tham ái" nghĩa là con người ở đây đã đắc đạo vượt ra khỏi tham sân si.
Cho nên chỉ có hai cách giải thích cho phép Như Lai nói như vậy. Thứ nhất là Như Lai không nhận ra rằng ở Tây Ngưu hạ châu có một người tên là Bồ Đề Tổ Sư, thứ hai là ngài biết nhưng không thể nói ra.
Nếu là nguyên nhân thứ nhất thì cảnh giới giữa Như Lai và Bồ Đề rất khác nhau. Suy cho cùng, nơi tọa lạc của Bồ Đề Tổ Sư lớn như vậy, Tà Nguyệt Tam Tinh động ở núi Linh Đài Phương Thốn, có hàng chục đệ tử, quy mô không hề nhỏ. Linh Đài Phương Thốn sơn gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là Linh sơn – cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị. Nếu Như Lai không biết chỗ ở của Bồ Đề Tổ Sư ngay khu vực mình quản lý thì chứng tỏ thực lực không thể bằng. Nếu là lý do thứ hai thì nghĩa là Như Lai sợ hãi nên không dám nhắc đến tên Bồ Đề Tổ Sư mà chỉ nói chung chung người ở Tây Ngưu hạ châu.
Bạn biết đấy, đệ tử được Bồ Đề Tổ Sư chỉ dạy dỗ Tôn Ngộ Không trong vài năm có thể đảo lộn trời đất. Đây chẳng phải là người có năng lực cao siêu sao?
Hoàng Anh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)