Khi trồng cây ở ban công, chị không chọn lót sàn bằng vỉ gỗ vì cảm giác bụi bặm, lá rụng, nước đọng lại bên dưới làm ố sàn mà đặt đóng hai ghế băng dài dạng bậc thang để kê cây. Làm cách này vì:
Không cần mua cây lớn, kê chậu lá trên ghế băng cao là đã có cảm giác có cây cao lớn rồi.
Chỉ cần thay đổi vị trí các cây là đã thấy vườn mới mẻ hẳn.
Đỡ phải cúi lom khom khi chăm bón cây.
Ban công vừa xanh mát lại vừa gọn gàng, nhiều cây mà vẫn có lối đi lại rộng rãi.
Nền ban công sạch sẽ, không bị dấu đất hằn lại.
Cố định được số lượng cây, cứ có cây hỏng thì mua cây mới thay vào, đỡ tình trạng hứng lên là bứng một mớ chậu cây về rồi đau đầu xếp xếp kê kê khắp ban công.
Sau thời giann chăm sóc cây, chị rút ra kinh nghiệm rằng việc việc canh tưới rất quan trọng, vì trước tưới nhiều quá nên cây: Úng rễ vàng lá, cây trổ lá to nhanh nhưng màu lợt và bạc màu cằn cỗi dần.
Cây bé xếp thành tầng sẽ nhìn sum suê mà không chăm gì nhiều. Ban đầu mua chọn cây trông khoẻ dù đắt hơn một chút.
Hàng ngày đều xịt nước rửa lá, quét dọn để bớt bọ, rệp, tưới nước vo gạo, mua Vitamin B1 về hoà với nước xịt gốc, xịt lá.
Có một số nguyên tắc khi chăm cây như:
Cây nhỏ vẫn trồng chậu to để có chỗ rễ phát triển.
Thay đất mới phù hợp với cây.
Cây mới mang ở tiệm về thường được kích lá cho đẹp mắt, mình sẽ hy sinh bớt lá cho thân rễ khoẻ hơn.
Đừng tưới bón quá nhiều, cây lớn nhanh, đất cằn nhanh, cứ bón từ từ thôi để giữ form cây.
Khi cây phát triển quá thì tách/đổi chậu, tỉa lá để giữ form.
Chọn cây cũng để ý loại cây mà khi phát triển hết cỡ cũng không quá lớn để giữ form vườn nhỏ nhắn như: cây đuôi phụng, cây trầu bà cẩm thạch, son môi, cá vàng… Chọn cây dễ trồng, dễ chăm, bền lá.
Mua đất trộn giá thể, xỉ than, trấu và phân trùn quế.
Mua cây về để khoảng ba hôm cho quen nhà quen cửa là vào chậu, cây dù nhỏ vẫn trồng chậu lớn.
Ngoài tưới nước gạo, ngâm thêm ít vỏ bã trái cây rau củ nếu có thì cực tốt.
Theo Facebook: Nguyễn Thị Kim Hồng
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)