Thế nào mới là một đứa trẻ thông minh?
Có phải là những đứa trẻ 3 tuổi đã thuộc hàng trăm bài thơ, biết phô diễn tài năng trước đám đông? Hay là những em bé chỉ nghe một lần đã nhớ chi tiết câu chuyện, thậm chí còn kể lại sinh động? Hoặc là những đứa trẻ chơi Lego, không cần nhìn hướng dẫn vẫn có thể lắp ráp sáng tạo từng mảnh ghép?
Thực ra, Đại học Harvard từ lâu đã phát hiện: Chỉ số IQ tương lai của trẻ đã có thể nhận biết từ trước 6 tuổi.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Ellen Winner của Harvard cũng đề cập trong cuốn sách "Những đứa trẻ thiên tài - Hướng dẫn nuôi dạy trẻ khoa học": Trẻ có IQ cao trước 6 tuổi thường có 4 đặc điểm nổi bật này, chỉ cần trúng 1 cái cũng đáng mừng.
1. Tò mò, thích hỏi đủ thứ
Cuốn "Nghiên cứu về sự phát triển nhận thức của trẻ" chỉ ra: Khi trẻ liên tục đặt câu hỏi, đó là dấu hiệu cho thấy não bộ đang phát triển mạnh mẽ.
Ví dụ, có lần tôi xem hoạt hình cùng con, một nhân vật đột nhiên chỉ lên trời hỏi: "Tại sao mây không rơi xuống?" Sau khi được mẹ trả lời, bé lại tiếp tục hỏi: "Máy bay bay cao hơn mây, sao không bị kẹt?"
Những đứa trẻ này luôn tràn đầy tính tò mò và khát khao học hỏi, thúc đẩy chúng liên tục suy nghĩ, giúp các neuron thần kinh kết nối mạnh mẽ hơn, từ đó trở nên thông minh hơn.
Vì vậy, khi con hỏi liên tục, đừng cáu gắt hay trả lời qua loa. Hãy nghiêm túc đối diện với từng câu hỏi của trẻ, biết đâu trong những suy nghĩ ngây thơ ấy lại ẩn chứa một phát hiện vĩ đại trong tương lai.
2. Thích tháo lắp, nghịch đồ mới
Nhiều khi, trẻ tháo tung đồ chơi không phải để phá hoại, mà là muốn khám phá "bí mật" bên trong. Những hành động này có vẻ vô ích với người lớn, nhưng thực ra, mỗi lần trẻ động tay vào, não bộ lại được kích thích phát triển.
Ví dụ, trẻ thích xếp Lego, tháo rồi lắp lại, thử các cách kết hợp khác nhau – đó chính là rèn luyện tư duy không gian, logic và khả năng sáng tạo.
Nhà giáo dục Sukhomlinsky từng nói: "Trí thông minh của trẻ nằm ở đầu ngón tay."
Montessori cũng khẳng định: "Khả năng vận động tay càng tốt, trí tuệ càng cao."
Mỗi lần trẻ động tay, chúng đang sáng tạo, tự nâng cao trí thông minh và mở ra con đường phát triển IQ.
3. Tập trung cao, dễ chìm đắm vào thế giới riêng
Bạn có để ý thỉnh thoảng con vừa xem TV vừa chơi đồ chơi, dù phim có cảnh hấp dẫn nhất, bé vẫn mải mê lắp ráp mô hình Lego, không ngẩng đầu lên?
Thậm chí, gọi mấy tiếng cũng không thèm nghe, như thể tự động chặn mọi tác động bên ngoài.
Trong tâm lý học có khái niệm "trạng thái dòng chảy" (flow state), miêu tả sự tập trung cao độ đến mức quên hết xung quanh.
Giống như Einstein từng mải nhìn đồng hồ đến nỗi luộc trứng lại ném nhầm đồng hồ vào nồi.
Những đứa trẻ này có khả năng tập trung đặc biệt, thường chìm đắm trong thế giới riêng, nhìn như đang mơ màng nhưng thực chất não bộ đang hoạt động với tốc độ cao – một biểu hiện của IQ vượt trội.
4. Thích quan sát những thứ nhỏ
Một số trẻ ngay từ khi chưa biết nói đã tập trung vào những chi tiết nhỏ mà người lớn không để ý.
Ví dụ, bé thích ngồi xem kiến tha mồi, hay chăm chú nhìn những hạt bụi li ti trong ánh nắng...
Nghiên cứu tâm lý chỉ ra: Trẻ có "nhạy cảm với chi tiết" thường sở hữu khả năng xử lý thông tin xuất sắc.
Những đứa trẻ này không chỉ có óc quan sát tinh tế, mà còn kết hợp suy nghĩ trong khi quan sát, giúp trí tuệ phát triển vượt bậc.
Vì vậy, cha mẹ đừng ngăn cản khi con chú ý đến những điều nhỏ nhặt, kẻo vô tình dập tắt tiềm năng của một đứa trẻ thông minh.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)