Trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar vừa qua là một trong những trận động đất mạnh nhất từ trước tới nay tại khu vực này, có thể coi đây là trận động đất phá hủy, gây ra thiệt hại khá nặng nề về người và của.
Theo Trung tâm thông tin động đất quốc tế (NEIC) ghi nhận mỗi năm có khoảng 20.000 cơn chấn động diễn ra trên toàn thế giới. Tức là, trung bình cứ 50 ngày lại có một sự rung chuyển của mặt đất. Tuy nhiên, thực tế là có hàng triệu rung chấn mỗi năm, nhưng vì nó quá yếu nên không được đề cập đến. Người ta ước tính, cứ 30 giây, thế giới lại chịu tác động của một cơn địa chấn.
Đặc biệt, khu vực Vành đai lửa Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra các cơn lay động mạnh của mặt đất hoặc phun trào núi lửa. Nó chứa khoảng 75% núi lửa trên thế giới. Ước tính, khoảng 71% các trận chấn động mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai hình móng ngựa này. Vành đai lửa Thái Bình Dương cũng chịu ảnh hưởng của gần 80% của các hoạt động kiến tạo địa tầng. Điều này khiến nhiều người sợ hãi khi nhắc đến lòng chảo này.
Trận động đất mạnh 7,7 độ vừa xảy ra tại Myanmar vào chiều 28/3 được xếp vào loại cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trận động đất lớn nhất ghi nhận được là 9.5 độ richter
Chile là quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương (Vành đai địa chấn Thái Bình Dương). Đây là khu vực bao quanh Thái Bình Dương, có chiều dài lên tới 40.000 km, nơi xảy ra rất nhiều trận động đất và phun trào núi lửa thuộc hàng mạnh nhất trên Trái Đất.
Chính vị trí địa lý đặc biệt là nguyên nhân khiến quốc gia này liên tiếp gặp phải những trận động đất, sóng thần cực mạnh và gây nhiều thiệt hại to lớn trên nhiều lĩnh vực. Theo các thống kê, khoảng 90% các trận động đất trên Trái Đất đều xảy ra tại vành đai lửa này.
Trận động đất có cường độ lớn nhất ghi nhận được xảy ra ở Valdivia (Chile) vào ngày 21/5/1960 với độ lớn 9.5, gây ra sóng thần, làm 5000 người chết. Đây là trận động đất lớn nhất đã xảy ra kể từ khi ước tính chính xác về cường độ có thể xảy ra vào đầu những năm 1900.
Trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra ở thành phố Valdivia, Chile, vào năm 1960, lên đến 9,5 độ. Đây là mức cao nhất mà con người từng đo được bằng thiết bị hiện đại.
Trận động đất Valdivia kéo dài khoảng 10 phút với cường độ lên đến 9,5 độ Richter, kèm theo sóng thần trên dọc bờ biển Chile đã tạo nên thảm họa kép thiệt hại khủng khiếp trong lịch sử động đất ở quốc gia này và trên thế giới.
Trận động đất kinh hoàng đó bắt đầu diễn ra vào rạng sáng ngày 21/5/1960. Đầu tiên, tại vùng biển gần thành phố cảng Puerto Montt của Chile, một trận động đất mạnh bất thường vô cùng hiếm thấy với cường độ cao đã diễn ra trong thời gian dài trên diện rộng.
Trận động đất này liên tục kéo dài đến ngày 23/6. Trận động đất đầu tiên xảy ra với cường độ còn tương đối nhẹ, nhưng không giống như những tiền chấn xảy ra trong quá khứ, ngay sau khi trận động đất thực thụ chuẩn bị xảy ra, nó liên tục không ngừng phát sinh với cấp độ ngày một dữ dội hơn.
Trận động đất đạt cường độ cực đại vào khoảng 19h tối ngày 22/5. Trận động đất này ban đầu xuất phát từ vùng lòng chảo Thái Bình Dương, dưới đáy biển sát gần cảng Puerto Montt. Ngay sau đó, mặt đất khắp nơi rung chuyển dữ dội, đợt chấn động lớn nhất này diễn ra liên tục trong vòng vài phút, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dân địa phương. Cấp độ động đất ban đầu là 8,9 sau đó tăng lên 9,5 độ Richter. Trận động đất kinh hoàng đã phá hủy gần như mọi cơ sở vật chất của thành phố cảng Puerto Montt, hàng nghìn người dân đã bị chôn vùi trong đống đổ nát.
Sau đó, nó đã kích hoạt một loạt các đợt sóng thần. Các đợt sóng thần đã ảnh hưởng đến miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, miền đông New Zealand, đông nam Australia và quần đảo Aleutian, Valdivia là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cơn chấn động gây ra sóng thần cục bộ đánh phá bờ biển Chile, với những con sóng cao tới 25 mét. Trận sóng thần chính đã đi qua Thái Bình Dương và tàn phá Hilo, Hawaii, nơi những con sóng cao tới 10,7 mét được ghi nhận cách tâm chấn hơn 10.000 km.
Thang đo Richter - Đo lường độ lớn động đất
Thang đo Richter được phát minh bởi nhà địa chấn học người Mỹ Charles Francis Richter vào năm 1935, là một trong những thang đo đầu tiên được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ lớn của động đất.
Thang đo này đo năng lượng địa chấn được giải phóng tại tâm chấn dựa trên biên độ sóng địa chấn ghi nhận được bằng máy đo địa chấn.
Thang Richter được tính theo logarit, nghĩa là mỗi cấp độ tăng thêm 1 đơn vị tương ứng với năng lượng giải phóng tăng lên khoảng 31,6 lần. Ví dụ, một trận động đất 6.0 Richter sẽ mạnh hơn gấp 31,6 lần so với trận 5.0 Richter về năng lượng giải phóng.
Dưới đây là bảng chi tiết về thang đo Richter để thể hiện mức độ tàn phá của các trận động đất:
Về mặt lý thuyết, không có giới hạn cho độ lớn của các trận động đất. Nhưng trên thực tế, các trận động đất vượt quá 9,5 độ rất hiếm vì phụ thuộc vào năng lượng giải phóng từ các đứt gãy địa chất, vốn có giới hạn vật lý.
N.Minh (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)