Mỗi khi Tôn Ngộ Không gặp yêu quái trên đường đi thỉnh kinh, hắn sẽ nói: “Lão Tôn là Tề Thiên Đại Thánh, năm trăm năm trước từng đại náo thiên cung”. Điều này khiến người ta lầm tưởng rằng Tôn Ngộ Không chỉ mới hơn 500 tuổi. Trên thực tế không phải vậy, tuổi của Ngộ Không đã vượt xa con số này khi được phong tặng danh hiệu Đấu chiến thắng Phật.
Trong "Tây Du Ký" đâu đâu cũng có chỉ dẫn về thời gian, nếu đọc kỹ sẽ có thể tìm ra manh mối trong đó. Cuộc đời của Tôn Ngộ Không có thể đại khái chia làm ba thời kỳ, đó là: Thời kỳ làm Hầu Vương và học đạo; Thời kỳ làm quan, gây náo loạn thiên đình; Thời kỳ cuối bị giam dưới núi và đi thỉnh kinh.
1. Thời kỳ đầu làm Hầu Vương và học đạo
Nứt ra từ tảng đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không vô danh một mình tụ tập đàn khỉ, tự xưng Mỹ Hầu Vương ở động Thủy Liêm. Sau ba trăm năm, rồi một ngày Hầu Vương lo lắng mình sẽ không thể sống mãi mãi nên bỏ tất cả lên đường đi học đạo tiên. Trong tác phẩm "Tây Du Ký", có thể thấy rằng Ngộ Không đã ở trong động Thủy Liêm hơn ba năm trước khi ra ngoài tìm tiên học đạo. Vượt qua mênh mông biển lớn, sông dài, lang bạt nhiều năm trời ở Nam Thiệm Bộ Châu, cuối cùng Hầu Vương cũng tìm được đến đạo quán của Bồ Đề Tổ Sư ở Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Sau khi được nhận vào đạo quán để học đạo, phải mất 7 năm Bồ Đề Tổ Sư mới chịu dạy phép cho Tôn Ngộ Không. Sau khi được truyền 72 phép thiên cang cùng cân đẩu vân, phải mất 3 năm nữa Tôn Ngộ Không mới trở lại Hoa Quả Sơn.
Như vậy, từ khi Ngộ Không đi tìm tiên học đạo và cho đến khi đạt được thành quả trong khoảng 20 năm. Trên thực tế, "ba năm năm năm" trở thành Hầu Vương chỉ là những ngày khám phá Núi Hoa Quả Sơn và ở trong động Thủy Liêm, không tính những ngày ở ngoài động. Tuy nhiên, theo tính toán, khoảng thời gian ở ngoài động chắc là khoảng 10 năm. Cuối chương 2, để cứu các khỉ nhỏ, Ngộ Không đã có thời gian đối đầu với đàn yêu quái do Ngưu Ma Vương cầm đầu trong trận đánh ở Hoa Quả Sơn.
2. Giai đoạn làm quan, đại náo thiên đình
Sau khi học đạo, Ngộ Không trở về núi Hoa Quả, trở thành vua của một vùng. Để tìm được vũ khí trong tay, hắn đã xuống long cung gây náo loạn. Sau đó, hắn xuống âm phủ thay đổi sổ sinh tử. Khi tự mình kiểm tra thấy sổ sinh tử ghi chép, bản thân là một con khỉ đá tự nhiên, và tuổi thọ là 342 tuổi. Rõ ràng, đến đây, khán giả có thể hiểu Tôn Ngộ Không lúc này đã 342 tuổi, vừa đúng theo sổ sinh tử nên bị Diêm Vương sai quỷ Hắc Bạch Vô Thường lên dẫn hồn xuống âm phủ.
Sau khi Long Vương và Diêm Vương lên thiên đình tố cáo tội trạng của Tôn Ngộ Không, Ngọc Hoàng liền hỏi thân thế của hắn. Diêm Vương liền thưa: "Con khỉ này là một con khỉ đá tự nhiên được sinh ra cách đây hơn ba trăm năm".
Vì để tránh gây hỗn loạn, Ngọc Hoàng đã đồng ý cho Tôn Ngộ không giữ chức vụ nhỏ trên thiên đình. Đầu tiên, hắn đã làm "hơn nửa tháng" công việc trông coi ngựa. Một ngày trên trời bằng một năm dưới đất. Nếu "hơn nửa tháng" tính ra là hơn 15 năm ở hạ giới. Khi trở lại núi Hoa Quả, các khỉ nhỏ nói với với Tôn Ngộ Không rằng hắn đã "lên thượng giới hơn mười năm". Sau đó là thời kỳ mà Ngộ Không phụ trách trông coi vườn đào cho tới khi ăn trộm đào tiên, phá hỏng hội bàn đào, trộm linh đan và trở về hạ giới. Lời nói của Ngộ Không là "gần nửa năm". "Nửa năm" trên bầu trời tương đương với khoảng 180 năm dưới hạ giới.
Sau khi Tông Ngộ Không trở về hạ giới, Ngọc Hoàng sai thiên binh xuống tiêu diệt nhưng không thành. Cuối cùng sai Nhị Lang Thần đánh nhau với Tôn Ngộ Không. Mãi cho đến khi Thái Thượng Lão Quân dùng vòng kim cang mới bắt được Tôn Ngộ Không và cho vào lò luyện đan đốt bảy bảy bốn chín ngày. Quá trình thu phục Tôn Ngộ Không tuyệt đối không phải chuyện ngày một ngày hai có thể làm được. Trong tác phẩm không có miêu tả cụ thể, nhưng có chi tiết giúp cho chúng ta đoán được về thời gian đó là quá trình Tôn Ngộ Không bị đốt trong lò bát quái. Theo cách này, Ngộ Không đã gần 560 tuổi trước khi bị nhốt ở dưới Ngũ Hành Sơn chờ ngày Đường Tăng tới giải thoát.
3. Giai đoạn bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn và đi thỉnh kinh Phật
Người ta thường tin rằng Ngộ Không và Núi Ngũ Hành đã bị đè trong 500 năm. Nguồn gốc của con số này là do câu nói của Như Lai tại đại hội đàn Vu Lan rằng: “Nhân gian ước tính có nửa nghìn năm tuổi”. Và ngay từ chương 8, chính bản thân Ngộ Không khi gặp Quan Âm Bồ Tát trong lần hạ trần tìm người lấy kinh cũng nói: “Phật Như Lai nói gạt, đè tôi dưới núi nầy. Đã năm trăm năm, cựa mình không đặng. Xin Bồ Tát làm phước, cứu lão Tôn một phen”. Trên thực tế, từ lúc bị giam dưới núi đến gặp Quan Âm và khi Đường Tăng giải thoát được cho Tông Ngộ Không là quãng thời gian dài hơn 500 năm rất nhiều.
Có thể tính được ngày mà Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ hành. Trong chương thứ mười bốn, có nhắc sự tích của núi Ngũ Hành Sơn, vì đây chỉ là 1 ngọn núi nhỏ, lần đầu được ghi chép trong lịch sử của Trung Quốc trùng với quãng thời gian Vương Mãng lật đổ nhà Hán sáng lập ra triều đại nhà Tân (năm thứ 8-23 Công Nguyên).
Vương Mãng đã thực hiện hàng loạt cải cách khi đó, bao gồm cả việc thay đổi cả tên gọi địa phương, hành chính, đặt tên cho các địa danh, sông núi. Ngũ Hành Sơn, nằm ở khu vực hoang sơ ngoài thành cũ Cũng Châu khoảng 50 dặm: “Nửa bên Ðông nầy, về ranh đất Ðại Ðường, phía bên Tây thuộc về tộc Ðác Ðác” được đặt tên bởi chính Vương Mãng vào khoảng năm 15 Công Nguyên.
Ngay trong "Tây Du Ký" ở hồi 14, tác gia Ngô Thừa Ân cũng nhắc tới chi tiết này, qua lời kể của chàng thợ săn Lưu Bá Khâm sau khi cứu Đường Tăng thoát khỏi cọp dữ. “Hòn núi nầy khi trước gọi là Ngũ Hành Sơn. Bởi vua Ðường đánh Tây Liêu rồi cải tên lại là núi Lưỡng giới. Ông già bà cả nói lại lúc Vương Mãng soán nhà Hán, thì hòn núi nầy ở trên trời rơi xuống đây, đè một con vượn thần dưới chân non, nằm trong hộp đá. Nghe đồn có thánh thần ở giữ, cho nó ăn sắt cục, và uống nước đồng, chịu đựng năm trăm năm, đến giờ còn sống…”. Sau đó hoàng đế Đường Thái Tông của nhà Đường lên ngôi vào năm 626 sau Công nguyên, và đổi niên hiệu thành Trinh Quán vào năm sau. Do đó, năm đầu tiên của Trinh Quán là năm 627 sau Công nguyên và năm Trinh Quán thứ mười ba là năm 639 sau Công nguyên. Thực ra Ngộ Không đã ở dưới Ngũ Hành Sơn suốt 632 năm.
Chi tiết “500 năm” cũng được nhắc tới rất nhiều lần sau đó, qua lời các Thần Tiên rồi nhiều loại yêu quái – đối thủ của Ngộ Không trong các kiếp nạn. Nhưng “500 năm” thực ra chỉ là một cách nói ước lệ của người xưa, vốn là “khối thời gian linh thiêng” thường được dùng trong các thuyết Âm Dương - Ngũ Hành của Phật Giáo và Đạo Giáo.
Tiếp đến là lúc Ngộ Không bảo vệ Đường Tăng đi lấy kinh. Trong chương cuối của "Tây Du Ký", có nhiều chỗ nói về ngày Đường Tăng trở về. Đầu tiên, Đường Tăng nói: "Không có ghi chép nào trên đường đi, nhưng tôi chỉ biết rằng đã trải qua mười bốn cơn nóng và lạnh", điều này nghĩa là trải qua 14 năm. Từ đó có thể thấy rằng Ngộ Không đã ít nhất 1100 tuổi khi được mệnh danh là Đấu Chiến Thắng Phật sau khi trải qua ba thời kỳ.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)