Nghèo không dời nhà
Sở dĩ người xưa khuyên không nên dời nhà khi nghèo khó chủ yếu là vì hai lý do. Thứ nhất, hầu hết mọi người thời xưa đều hoài cổ, ngôi nhà của tổ tiên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ. Nơi đây chứa đựng bao kỷ niệm của bao đời người, nếu tự ý di dời là bất kính với tổ tiên.
Lý do thứ hai là việc di chuyển đòi hỏi nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Vì vậy, người dân thời đó nói chung không có sức lực và tiền bạc, người nghèo không dám có những kỳ vọng xa hoa nên mới không tự ý di dời.
Giàu không dời mộ
Nếu nhìn từ nghĩa mặt chữ thì tức là nếu chúng ta giàu rồi thì sau này đừng di dời mộ phần của tổ tiên mình. Theo quan niệm của người cổ đại, sở dĩ bạn giàu có, phát tài nhất định là vì có tổ tiên phù hộ, cỏ mộ mọc xanh tốt. Từ đó chứng minh phong thủy mộ phần của tổ tiên rất tốt, là âm trạch hiếm có.Nếu như bạn cố tình di chuyển mộ phần của tổ tiên sang vị trí khác, vậy thì sẽ phá hủy phong thủy, từ đó mất cân bằng, mất đi sự phú quý.
Một ý nghĩa khác của câu này có nghĩa là sau này bạn đừng quá đắc ý mà làm ra những chuyện quấy nhiễu tổ tiên. Làm người phải biết khiêm tốn, nếu không thì sẽ ngày càng lụi bại.
Làm ăn không tốt thì đổi cửa
“Người nghèo không dời nhà, người giàu không dời mồ”, câu tiếp theo của nó là “làm ăn không tốt thì đổi cửa”. Câu sau hàm chứa một số quan niệm về phong thủy, nhất là đối với những người kinh doanh, buôn bán.
Thời cổ đại, người muốn mở cửa hàng kinh doanh sẽ lựa chọn một số địa điểm cửa hàng theo cảm tính của bản thân, nhưng nếu kết quả không như ý thì có thể do cách trang trí của cửa hàng chưa hấp dẫn được khách. Tóm lại, khi công việc kinh doanh ảm đạm, bạn có thể tham khảo câu nói này mà biến hóa cửa. Tất nhiên không có nghĩa là thay đổi hướng cửa mà nên biến đổi hình dáng cửa của cửa hàng. Trong phong thủy, các hình thức cửa khác nhau cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc kinh doanh của cửa hàng. Nhiều thương nhân thời xưa đã dựa vào câu nói này làm theo với hy vọng cải thiện phong thủy.
Qua đó, chúng ta có thể thấy, tục ngữ không chỉ giúp ta hiểu biết thêm về quan niệm sống của người xưa mà còn là lời nhắc nhở về việc ứng xử và tư duy trước những thay đổi trong cuộc sống. Khi tiếp nhận những di sản văn hóa này, điều quan trọng là phải “lấy cái tinh hoa và bỏ cái tạp chất”, để phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mê tín không cần thiết.
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)