1. Ba bát không bưng
Không cầm bát của người thân, bạn bè
Hợp tác làm ăn với người thân, bạn bè có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi vấn đề tài chính không rõ ràng. Người xưa dạy: "Anh em ruột, tính toán rạch ròi".
Ý này không khuyến khích sự tính toán nhỏ nhặt, mà nhấn mạnh cần có nguyên tắc và sự minh bạch để giữ gìn mối quan hệ, tránh những mâu thuẫn không đáng có.
Cổ nhân dạy: "3 loại bát không bưng, 3 loại tiền không kiếm, 3 loại nợ không mắc" (Ảnh minh họa)
Không cầm bát kiếm tiền nhanh chóng, rủi ro cao
Người trung niên, trên vai là trách nhiệm với gia đình, nên thận trọng khi đưa ra các quyết định tài chính. Những món lợi nhuận quá cao thường đi kèm với rủi ro lớn.
Khi các cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn xuất hiện, cần tỉnh táo và không mơ tưởng về "bánh từ trên trời rơi xuống". Đừng để lòng tham che mờ lý trí, bởi mất mát không chỉ ảnh hưởng tới bạn mà còn tác động tới cả gia đình.
Không cầm bát mạo hiểm
Tinh thần dám nghĩ dám làm là đáng quý, nhưng có những rủi ro không đáng để thử. Đừng vì mưu cầu lợi ích mà đánh đổi những điều quý giá, bởi thất bại có thể khiến bạn rơi vào cảnh "mất cả chì lẫn chài".
2. Ba loại tiền không kiếm
Không kiếm tiền nhờ lợi dụng chức vụ
Người quân tử yêu tiền nhưng phải kiếm tiền chính đáng. Sử dụng quyền lực để trục lợi không chỉ khiến bạn đánh mất uy tín mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Không kiếm tiền bằng cách đánh đổi sức khỏe, hạnh phúc gia đình
Dù công việc có quan trọng thế nào, hãy nhớ rằng ba điều không thể đánh đổi là: Sức khỏe; Mối quan hệ vợ chồng; Thời gian dành cho cha mẹ và con cái. Nếu bạn hy sinh những giá trị này để theo đuổi danh vọng hay tiền bạc, thành công đạt được chỉ như tòa lâu đài trên cát.
Không kiếm tiền từ việc làm tổn hại người khác
Người tử tế luôn biết cân nhắc lợi ích của mình và lợi ích của người khác: "Quân tử trọng đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ lo lợi lộc". Những ai dùng mọi thủ đoạn để trục lợi, phá hoại người khác, dù thành công cũng khó bền lâu. Ngược lại, người sống có tâm, có tầm, tuy đôi khi thành công đến chậm, nhưng sẽ bền vững và đáng trân trọng.
3. Ba loại nợ không mắc
Không nợ con cái
Tuổi thơ của con rất ngắn ngủi, và những năm tháng trưởng thành ấy cần có sự đồng hành, dạy dỗ của cha mẹ. Đừng vì quá bận rộn kiếm tiền mà bỏ lỡ cơ hội gần gũi con, bởi đó là món nợ không cách nào trả được.
Không nợ cha mẹ
Người ta thường chờ đến khi có đủ điều kiện mới muốn báo hiếu, nhưng thời gian không đợi ai. Cha mẹ già đi từng ngày, và đôi khi, lời yêu thương đơn giản hay những bữa cơm gia đình còn giá trị hơn cả những món quà xa xỉ.
Không nợ ân nhân
Người giúp đỡ bạn dù chỉ một lần cũng đáng được ghi nhớ. Lòng biết ơn là thước đo nhân cách, giúp bạn xây dựng những mối quan hệ đáng quý và nhận lại sự yêu thương, tôn trọng từ mọi người.
Tuổi trung niên là giai đoạn cần sự cân bằng giữa trách nhiệm và bản thân. Những nguyên tắc "ba không" chính là kim chỉ nam để sống trọn vẹn, giữ gìn giá trị gia đình, tình thân, và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)