Việt Nam hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ, nhưng số lượng công bố quốc tế còn khá hạn chế, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp hơn so với một số nước trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Tỷ lệ người dân có trình độ tiến sĩ ở Hà Nội cao nhất cả nước với 0,4%, theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019. Đến nay, chưa có thống kê mới về dữ liệu này. Người Hà Nội có trình độ tiến sĩ thường trong độ tuổi 35-49 và 60-79.
Với các địa phương khác, chỉ Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Cần Thơ có tỷ lệ tiến sĩ chiếm 0,1% dân số, còn lại đều dưới mức này. Tỷ lệ người có trình độ tiến sĩ trung bình của cả nước cũng là 0,1%.
Học viên trong lễ trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Ngoại thương hồi tháng 10/2023. Ảnh: FTU
Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại và du lịch quan trọng của cả nước. Với lịch sử Hà Nội nghìn năm văn hiến, nơi đây đã và đang trở thành điểm đến nổi tiếng toàn cầu. Thành phố có hơn 4.000 đài tưởng niệm và cảnh quan đẹp, trong đó có hơn 900 di tích được xếp hạng quốc gia, song song là hệ thống bảo tàng quy mô lớn cùng với các công trình kiến trúc độc đáo và đa dạng.
Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Thành phố này có vị trí chiến lược giáp với các tỉnh lân cận. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Với diện tích mở rộng lên đến 3.359,82 km², Hà Nội trở thành một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Sự thuận lợi về địa lý giúp Hà Nội trở thành trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học của cả nước. Hiện tại, Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.
Hoàng Lê (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)