Sau chính sách cải cách tiền lương, không chỉ cán bộ công chức đang làm việc mà cả những người đã về hưu cũng được hưởng mức cao hơn.
Đối với người nghỉ hưu sau 1/7/2024, mức hưởng lương hưu có tăng hay không sẽ phụ thuộc vào mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định về hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024. Hệ số bảo hiểm xã hội năm 2024 như sau:
Với người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Lương hưu = Tỉ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm hay hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm.
Đồng thời, căn cứ hai bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội áp dụng với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH và Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng cho năm 2023, hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2024 đã được điều chỉnh tăng.
Như vậy, khi hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội tăng thì kéo theo đó, lương hưu hàng tháng của người lao động cũng tăng theo.
Điều chỉnh lương hưu 15% từ ngày 1/7/2024
Chính phủ ban hành Nghị định 75/2024/NĐ-CP, trong đó nêu rõ:
Từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
Từ ngày 1/7/2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, theo quy định này, từ ngày 1/7/2024, các đối tượng dưới đây sẽ được tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 hoặc điều chỉnh cho bằng 3,5 triệu đồng/tháng/người nếu có mức hưởng thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng.
(Ảnh minh họa)
Tăng lương hưu cho người lao động
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, Chính phủ quyết định tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong khu vực doanh nghiệp từ ngày 1/7/2024.
Trong đó, mức lương tối thiểu tháng sẽ được tăng dao động từ 200.000 - 280.000 đồng theo từng vùng nhất định và lương tối thiểu giờ tăng lên từ 16.600 - 23.800 đồng. Cụ thể như sau:
(Ảnh minh họa)
Khi lương tối thiểu vùng được tăng lên thì kéo theo đó là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng tăng cao. Và theo lẽ dĩ nhiên, lương hưu được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ được tăng lên đáng kể.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)