1. Tiêu chuẩn về trình độ và năng lực
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã bao gồm:
- Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật hoặc điều lệ tổ chức có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật hoặc điều lệ đó.
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Nếu luật hoặc điều lệ tổ chức có quy định khác thì thực hiện theo quy định của luật hoặc điều lệ đó.
- Các tiêu chuẩn khác: Tuân theo quy định của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã 2025 (Ảnh minh hoạ)
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về trình độ, độ tuổi, chuyên môn, cũng như phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.
- Đồng thời, phải tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức, cũng như quy định của Đảng và tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
- UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, nhưng không được thấp hơn các tiêu chuẩn chung nêu trên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch MTTQ xã
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động chính trị - xã hội tại địa phương. Theo quy định tại khoản 7, Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch MTTQ xã có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Triệu tập và chủ trì các hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền.
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; thực hiện quy định về dân chủ ở cơ sở; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội.
- Triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và cán bộ, công chức, viên chức; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
(Ảnh minh hoạ)
- Duy trì phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp.
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Chỉ đạo xây dựng, ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực hiện.
Triệu tập và chủ trì các hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Chỉ đạo việc lập kế hoạch, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
- Xem xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Cách tính lương của Chủ tịch MTTQ xã
Mức lương của Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã năm 2025 được tính theo công thức:
Mức lương = Hệ số lương × Lương cơ sở
Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, hệ số lương của Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp xã có hai bậc: 1,95 và 2,45.
Với mức lương cơ sở dự kiến tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, mức lương tương ứng sẽ là:
Bậc 1: 4.563.000 đồng/tháng
Bậc 2: 5.733.000 đồng/tháng
Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)