Tiết Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày. Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, và ngày đầu tiên được gọi là Tết Thanh minh.
Theo quy ước, Tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 Dương lịch.
Vào năm 2024, Tết Thanh minh sẽ nhằm ngày 4/4 Dương lịch (26/2 Âm lịch), sau khi kết thúc tiết xuân phân.
Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Theo các chuyên gia phong thủy, trong tiết Thanh minh mọi người cần phải rất chú ý những việc đại kỵ dưới đây:
Không động thổ, cất nóc, nhập trạch, làm tân gia, khai trương, mua xe mới...
Tiết Thanh minh diễn ra trong khoảng 14 ngày. Vào thời điểm này, người ta thường kiêng làm các việc trọng đại đại bởi đây là giai đoạn làm các nghi thức tâm linh âm vượng như tế lễ, tảo mộ, sửa mộ...
Việc động thổ, cất nóc, nhập trạch, làm tân gia, khai trương, mua xe... vào dịp Thanh minh được coi là việc có thể làm tổn hại phúc khí của gia chủ.
Không nên tổ chức việc hỉ
Tết Thanh minh là dịp con cháu hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tỏ lòng hiếu kính, nhớ thương người đã khuất. Thậm chí theo người xưa, kể cả ngày sinh nhật nếu trùng vào tiết Thanh Minh cũng tránh không tổ chức và có thể tổ chức sớm trước tiết Thanh Minh.
Đặc biệt riêng với tiết Thanh minh, tuyệt đối không làm mừng thọ cho người già vào dịp này, không nhận hoa chúc mừng, cũng không ăn bánh sinh nhật ngày hôm đó.
Tương tự, kết hôn là chuyện đại sự cả đời, không thích hợp tổ chức vào thời điểm này. Đám cưới , đám hỏi, lễ đính hôn là chuyện vui mừng, thường được tổ chức rình rang, mà tiết Thanh minh âm phần thịnh, hoạt động chủ yếu là tế tổ, tảo mộ, tưởng nhớ người đã khuất nên làm lễ kết hôn không những không được may mắn mà còn có phần bất kính với tổ tiên.
Ngoài ra, nếu do nhiều nguyên nhân mà không thể đi tảo mộ, ở nhà cũng nên hạn chế tổ chức tiệc tùng vui chơi giải trí, càng không nên chửi bới, đánh nhau hay nói lời báng bổ thánh thần, kẻo sau này hậu họa khôn lường.
Không chụp ảnh ở nơi tâm linh
Trong tiết Thanh minh, người ta còn kiêng chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ. Gặp cây cổ thụ, đồ cổ, nhà cửa kiến trúc lâu đời cũng không nên tùy tiện chụp ảnh.
Đi chơi đêm tốt nhất không nên chụp ảnh, không dùng đèn pin soi rọi lung tung. Khi đến đền chùa không nên đứng dưới chân tháp chụp ảnh bởi tháp là nơi dùng để trừ tà, dễ gây cảm giác bức bối, khó chịu cho người chụp.
Không tảo mộ người người ngoài
Tảo mộ là tập tục truyền thống trong tiết Thanh minh. Vào dịp này, con cháu trong nhà sẽ đến thăm, sửa sang lại phần mộ của các cụ trong gia tộc. Không nên tùy tiện đi tảo mộ của những người không cùng huyết thống, gia tộc bởi không cùng một nhà có thể khiến trường khí hỗn loạn, mất cân bằng.
Tảo mộ không đúng trình tự
Thông thường, lễ tảo mộ sẽ diễn ra theo trình tự dọn dẹp mộ phần, lên hương, dâng lễ, mời rượu, khấn vái, hóa vàng mã.
Khi đi tảo mộ, mọi người cần giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung.
Trước khi dọn dẹp phần mộ nên thắp hương khấn gia tiên, xin phép được dọn dẹp, sửa sang nơi yên nghỉ của các cụ. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ cây dại, bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn xung quanh khu mộ.
Chồng mất 3 năm đầu, vợ không được đi tảo mộ tiết Thanh minh
Dân gian cho rằng, nếu chồng mới mất trong vòng 3 năm đầu thì người vợ không nên đi tảo mộ để tránh làm ảnh hưởng đén vận khí của người vợ.
Phụ nữ đang mang thai, người có sức khỏe yếu cũng không nên đi tảo mộ.
Những phong tục trên đây có thể đúng ở địa phương này nhưng ở nơi khác lại không có kiêng kỵ như vậy. Do đó, bạn có thể áp dụng theo tập tục, thói quen ở nơi đang sống và theo quan niệm, tâm nguyện của bản thân.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Hoàng Khuông (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)