Tuy nhiên, hàm lượng sắt của 2 loại tiết này lại chênh nhau lên tới 4 lần. Vậy, bạn có biết trong hai loại tiết này, loại nào tốt và bổ dưỡng hơn?
Sự khác biệt giữa tiết vịt và tiết lợn là gì?
1. Màu sắc: Màu sắc của tiết lợn nói chung là đỏ sẫm, bề mặt sáng bóng, trong khi màu của tiết vịt thường có màu nâu sẫm, độ bóng bề mặt kém hơn một chút so với tiết lợn.
2. Kết cấu: Tiết heo khi cắt ra hơi cứng và dễ vỡ, trong khi tiết vịt mềm và mịn, cắt thành miếng nguyên.
3. Bề mặt: Khi cắt, bề mặt của tiết lợn có lỗ khí lớn hơn nhìn rõ, còn mặt cắt của tiết vịt có lỗ khí nhỏ hơn nhìn mịn và mướt hơn.
4. Hương vị: Tiết heo sau khi nấu hơi đàn hồi và dai, trong khi tiết vịt sau khi nấu có vị mềm hơn, dễ nhai và dễ tiêu hóa.
"Tiết vịt" hay "tiết lợn" bổ dưỡng hơn?
Nghiên cứu chứng minh rằng tiết vịt bổ dưỡng hơn tiết lợn vì những lý do như sau:
1. Tiết vịt có protein cao hơn. Theo tính toán, protein trong 100g tiết lợn là 12,2g, protein trong 100g tiết vịt là 13,2g, hàm lượng protein cao hơn tiết lợn một chút.
2. Hàm lượng sắt trong tiết vịt cực cao. Theo tính toán, hàm lượng sắt trên 100g tiết lợn chỉ 8,7 mg, trong khi hàm lượng sắt trên 100g tiết vịt chứa 31,8 mg, gấp 4 lần tiết lợn. Có thể thấy ăn tiết vịt tốt hơn ăn tiết lợn, tác dụng bổ máu rõ ràng là mạnh hơn.
3. Tiết vịt có hàm lượng khoáng chất cao hơn. Theo tính toán, cứ 100 g tiết lợn chứa 56 mg natri, 16 mg phốt pho và 56 mg kali, trong khi cứ 100g tiết vịt chứa 199 mg natri, 127 mg phốt pho và 186 mg kali - cao hơn đáng kể so với tiết lợn.
Khi ăn tiết vịt, tiết lợn cần lưu ý gì?
Tiết vịt, tiết lợn tuy bổ, rẻ, giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì những lý do như sau:
Vì tiết vịt và tiết lợn đều chứa nhiều cholesterol, vì vậy không nên ăn quá nhiều một lúc. Tốt nhất, mọi người chỉ nên ăn 2 lần/tuần để để tránh gây ra gánh nặng cho gan và thận.
Không nên ăn tiết sống, tốt nhất nên hấp chín rồi mới ăn. Trong trường hợp, lợn hoặc vịt mắc dịch bệnh thì kể cả nấu chín cũng tuyệt đối không nên ăn.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)