Thượng Quan Uyển Nhi là một trong số ít người phụ nữ sẽ không bao giờ bị lãng quên trong lịch sử Trung Quốc phong kiến. Bà sinh năm 664 tại Sơn Châu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc ngày nay. Phụ thân cùng ông nội của Thượng Quan Uyển Nhi đều làm quan trong triều nhà Đường, nhưng bị thái hậu Võ Tắc Thiên bức chết. 10 năm sau, Thượng Quan Uyển Nhi được Võ Tắc Thiên đưa vào triều, để bà ngồi cạnh trong các cuộc họp quan trọng, ghi chép nội dung.
Khi quyền lực của Võ Tắc Thiên ngày một lớn mạnh, bà bổ nhiệm Thượng Quan Uyển Nhi phụ trách đội nữ quan, giao soạn chiếu thư, cho phép tham gia công việc quân sự và triều chính.
Thượng Quan Uyển Nhi và Công chúa Thái Bình, hai phụ nữ quyền lực có tuổi đời ngang nhau trong triều đại Võ Tắc Thiên. (Ảnh minh họa)
Võ Tắc Thiên nắm quyền lực tối cao trong gần 50 năm, từ 656 tới 705. Đây là kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, khi phụ nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong triều đình và Thượng Quan Uyển Nhi trở thành tể tướng.
Ttuy nhiên, thật tiếc khi Thượng Quan Uyển Nhi đã không nắm bắt được sự cân bằng hợp lý trong cuộc đấu tranh trên triều đình, đời sống tình cảm của nữ tướng này cũng sôi động như cuộc tranh giành quyền lực trong cuộc đời bà. Các chuyên gia đã phát hiện ra vật thể trong lăng mộ của Thượng Quan Uyển Nhi và bất ngờ tiết lộ sự thật.
Di chỉ khảo cổ lăng mộ Thượng Quan Uyển Nhi ở tỉnh Thiểm Tây năm 2013.
Sự việc này bắt đầu vào năm 2013. Khi đó, một người nông dân đã vô tình phát hiện ra một tấm bia mộ gần sân bay Hàm Dương. Sau khi báo cáo với các cơ quan liên quan, nhóm khảo cổ đã nhanh chóng đến hiện trường để tiến hành điều tra. Từ dòng chữ khắc trên bia mộ, họ xác định ngôi mộ cổ này chính là lăng mộ của Thượng Quan Uyển Nhi. Trên bia mộ có khắc 982 chữ, ghi lại chi tiết tất cả thông tin vắn tắt của Thượng Quan Uyển Nhi từ khi sinh ra đến khi chết. Một số nội dung thậm chí còn không được ghi vào sử sách, các chuyên gia có mặt đều rất kinh ngạc.
Văn bia ghi lại rằng Thượng Quan Uyển Nhi được mệnh danh là nhân tài khi cô mới 13 tuổi. Hoàng đế lúc này vẫn là Đường Cao Tông Lý Trị. Nhưng danh hiệu Thượng Quan Uyển Nhi này do Võ Tắc Thiên ban cho khi trị vì đất nước. Sau đó, dưới thời trị vì của Hoàng đế Trung Tông Lý Hiển của nhà Đường, Thượng Quan Uyển Nhi được phong là Chiêu Dung. Bà phụ trách các chiếu thư, sắc lệnh của nội triều và ngoại triều. Việc này có lẽ là do Võ Tắc Thiên sắp đặt để củng cố quyền lực của mình và đảm bảo rằng mình vẫn có thể thống trị đất nước trong tương lai.
Tranh vẽ Thượng Quan Uyển Nhi.
Sau khi Võ Tắc Thiên xưng đế vào năm 690, Thương Quan Uyển Nhi cũng trở thành cánh tay đắc lực của bà, đường quan lộ thăng tiến nhanh chóng. Năm 698, Thượng Quan Uyển Nhi được coi là nữ tể tướng của triều đình khi được giao hoàn toàn trọng trách xử lý tấu chương, quyết định việc triều chính, nắm quyền lực bậc nhất chỉ dưới mỗi Võ hậu. Thế nhưng nữ nhân này lại là người "lắm tài nhiều tật", đào hoa không kém nữ vương của mình.
Sử sách còn ghi lại rằng tình phu nổi tiếng nhất của Thượng Quan Uyển Nhi chính là Thôi Thực. Con người này tướng mạo khôi ngô, lần đầu hai người gặp nhau, Thôi Thực mới chỉ ngoài 20 mà Uyển Nhi thì đã hơn 40 tuổi. Để báo đáp sự ân sủng của Uyển Nhi, Thôi Thực đã tiến cử cả ba người anh ruột của mình là Thôi Lị, Thôi Dịch, Thôi Địch. Bốn anh em họ đều là những người diện mạo khôi ngô tuấn tú, cao to cường tráng nên tự dưng trở thành bảo bối trên giường của Thượng Quan Uyển Nhi.
Thượng Quan Uyển Nhi là nữ tể tướng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa cổ đại có tình trường dữ dội, dám yêu cả sủng nam của Võ Tắc Thiên. (Ảnh minh họa)
Không những thế Thượng Quan Uyển Nhi còn giám cả gan tư tình với cả “sủng nam” của Võ Tắc Thiên là Trương Xương Tông. Chuyện Uyển Nhi xao xuyến với sủng nam Trương Xương Tông không qua được mắt Võ Tắc Thiên. Thực tế, Thượng Quan Uyển Nhi đã bất chấp tất cả, vượt rào để duy trì mối quan hệ bí mật với mỹ nam rất được Võ hậu sủng ái.
Sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, Thượng Quan Uyển Nhi đã nói rất nhiều điều tốt đẹp với Ngô Tam Tư, nhưng không biết mối quan hệ giữa hai người chỉ thuần túy dựa trên lợi ích hay xen lẫn tình cảm cá nhân. Người đàn ông cuối cùng trong sự nghiệp của Thượng Quan Uyển Nhi là Thôi Trực. Anh ta gắn bó với Thượng Quan Uyển Nhi, nhưng sau cái chết của bà, hắn lại quay ra cặp kè với Công chúa Thái Bình.
Nội dung trên bia mộ cũng làm rõ hơn mối quan hệ của Thượng Quan Uyển Nhi với Thái Bình Công Chúa. Một số nhà văn nổi tiếng thường mổ xẻ quan hệ của hai người phụ nữ có quyền lực ngang nhau dưới thời Võ Tắc Thiên, khiến người ta có cảm giác ghét nhau. Thực tế, Thái Bình Công Chúa là người phụ trách an táng Thượng Quan Uyển Nhi và cho khắc văn bia ca ngợi tài năng, trí tuệ, đức hạnh của bà.
Phát hiện về lăng mộ Thượng Quan Uyển Nhi giúp các nhà sử học hiểu rằng di sản mà bà để lại trong triều đại Võ Tắc Thiên.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)