Đó là tỉnh Thuận Hải được thành lập vào tháng 2/1976 trên cơ sở hợp nhất từ ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy. Tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải là thị xã Phan Thiết. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải lại chia ra để tái lập tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Hai tỉnh này đi vào hoạt động từ tháng 4/1992.
Hiện Bình Thuận và Ninh Thuận cùng có những sản phẩm du lịch đặc trưng như: biển, rừng, di sản văn hoá Chăm, văn hoá Raglai… để thúc đẩy kinh tế.
Ninh Thuận và Bình Thuận có nhiều nét tương đồng, nhất là về lịch sử, văn hóa, du lịch.
Đồng thời, Ninh Thuận và Bình Thuận là 2 địa phương thuộc cụm tứ giác phát triển du lịch. Hai tỉnh có tài nguyên thiên nhiên, văn hóa khá đa dạng và khác biệt so với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.
Do vậy, khi liên kết, hợp tác sẽ tạo thành điểm đến có chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao.
(Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Bình Thuận được biết đến là một trong những vùng trồng nhiều thanh long nhất cả nước, với diện tích gần 30.000ha, sản lượng đạt hơn 600.000 tấn mỗi năm. Thanh long được trồng tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình. Đây là sản phẩm quan trọng giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, tăng nguồn thu ngân sách địa phương.
Còn Ninh Thuận là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, nhưng sự khắc nghiệt của vùng đất này lại là lợi thế phát triển cho cây nho. Ninh Thuận có diện tích trồng nho lớn nhất cả nước, tập trung ở các huyện Ninh Phước, Thuận Nam.
Năm 2022, diện tích trồng nho trên địa bàn Ninh Thuận đạt gần 1.053ha, trong đó diện tích cho thu hoạch hơn 1.000ha, năng suất đạt 25,6 tấn/ha, sản lượng đạt trên 25.700 tấn/năm.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)