Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Mùa hè là thời điểm tai nạn đuối nước tăng cao do nhu cầu đi tắm biển, tắm hồ hay các hoạt động dưới nước khác. Khi bị ngạt nước, nạn nhân sẽ rơi vào tình trạng bị ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ tự nhiên của cơ thể. Khi tình trạng ngừng thở kéo dài sẽ dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng của tình trạng đuối nước là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.
Việc cứu và xử lý cấp cứu cho người đuối nước là vô cùng quan trọng, nếu ứng cứu đúng cách, kịp thời nạn nhân sẽ có khả năng được cứu sống còn ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề.
Những dấu hiệu để xác định người đang bị đuổi nước bao gồm:
- Miệng ở ngang hoặc trên dưới mặt nước.
- Đầu ngả về phía sau để cố nổi trên mặt nước.
- Mắt nhắm lại hoặc đỏ do nước vào mắt.
Cách ứng cứu khi gặp người đuối nước
Khi phát hiện ra người bị đuối nước, việc đầu tiên là bạn phải giữ bình tĩnh và tìm cách nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước. Nếu bạn không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng của mình, hãy hô hào thật to để nhờ sự trợ giúp của nhân viên cứu hộ hoặc những người xung quanh.
Bạn cần nhanh chóng tìm và ném cho nạn nhân bất kỳ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được như phao, dây thừng, cành cây... Khi sử dụng vật hỗ trợ như gậy, hãy đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy.
Khi ném phao, bạn không hướng trực tiếp đến phía nạn nhân mà cần phải quan sát hướng gió và dòng nước trước khi ném. Hãy báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó.
Trong trường hợp bắt buộc phải nhảy xuống nước mặc áo pháo bảo hộ trước khi nhảy xuống, điều đó sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bị người đuối nước lẫn sức chảy của dòng nước kéo xuống. Bạn nên ném cho nạn nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào trước khi cho nạn nhân báo vào người mình hoặc trong trường hợp không có phao thì việc tiếp cận nạn nhân từ đằng sau là một lựa chọn an toàn dành cho bạn.
Cách sơ cứu người đuối nước
Sau khi đưa nạn nhân lên bờ, bạn hãy lập tức cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cho cơ thể của nạn nhân đồng thời kiểm tra miệng, mũi nạn nhân, nếu phát hiện dị vật phải móc ra ngay. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, thay quần áo cho nạn nhân. Dùng khăn móc hết dãi, đờm trong miệng và gọi cấp cứu.
Nếu phát hiện nạn nhân ngừng thở bạn hãy lập tức dốc ngược đầu nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết, sau đó đặt nạn nhân nằm ngửa cổ, móc hết nhớt, đàm và dị vật trong miệng nạn nhân ra. Sau đó, tiến hàng ép tim cấp cứu hoặc hô hấp nhân tạo. bịt mũi nạn nhân rồi hít một hơi thật sâu đưa vào miệng nạn nhân, thở một hơi dài. Làm như vậy thêm vài lần nữa.
Sau 5 lần hô hấp nhân tạo mà nạn nhân vẫn còn tím tái, bạn phải nhanh chóng thực hiện ép tim ngoài lồng ngực kèm với hô hấp nhân tạo theo công thức 15:2 (nghĩa là cứ 15 cái ép tim thì thực hiện hô hấp nhân tạo 2 cái) nếu có 2 người thực hiện hoặc theo công thức 30:2 (cứ 30 cái ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt) đối với trường hợp chỉ có một người thực hiện cấp cứu. Bạn thực hiện ép tim ngoài bằng cách dùng 1 bàn tay (đối với trẻ em dưới 8 tuổi) và 2 bàn tay đổi với (trẻ em trên 8 tuổi và người lớn) ép vào khu vực ở nửa dưới xương ức bên trái. Hai phương pháp này cần tiến hành luân hồi trong khi đợi nhân viên y tế đến.
Khi nạn nhân tỉnh lại, hãy lau khô người, thay quần áo và ủ ẩm đồng thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiếm tra tránh tình trạng đuối nước cạn (phù phổi cấp) có thể gây tử vong.
Cứu người theo bản năng là điều tốt nhưng hãy ghi nhớ một điều trước khi cứu người đó là: "Hãy đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi cứu bất kỳ ai".
Huyền Nguyễn (Theo Nld.com.vn)