Thời xưa không có công nghệ hiện đại, không có thẻ căn cước và thông tin điện tử, vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nữ tử trong lầu xanh không dám trốn mà luôn phải bị kiểm soát cho đến khi họ chết, hoặc chỉ có thể rời đi bằng cách chuộc thân?
Thực tế, những người phụ nữ vào được lầu xanh thực sự không dễ dàng như chúng ta nghĩ, mỗi người đều phải chịu những ràng buộc khắt khe, nhưng hạn chế này không chỉ quản lý của lầu xanh mà còn là sự trấn áp của cả xã hội.
Theo ghi chép lịch sử, việc quản lý các lầu xanh tư nhân không quá chặt chẽ và những phụ nữ trong đây thường là những đứa trẻ bị bỏ rơi, bị bắt cóc để bị ép thành gái lầu xanh.
Chắc hẳn những người phụ nữ này hầu như ai cũng muốn thoát khỏi nơi đây, họ không muốn dùng thân thể của mình để tiếp đón, chiều chuộc những vị khách mỗi ngày. Chưa kể, thân phận phụ nữ thời đại phong kiến luôn thấp kém, lại ở chốn lầu xanh thì gần như không phụ nữ nào có thể chấp nhận được.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn là vào thời điểm đó, nhiều phụ nữ ở lầu xanh không thể rời đi, một mặt không được đi, mặt khác vì không còn nơi nào để đi.
Như chúng ta đã biết, xã hội phong kiến đặc biệt nhấn mạnh quan niệm trinh tiết đối với phụ nữ. Nói chung, nếu phụ nữ lấy nhiều đời chồng liên tiếp sẽ bị mắng là góa phụ đen. Hơn nữa, những phụ nữ đã tiếp xúc với nhiều đàn ông trong chốn lầu xanh thực sự không còn cách nào có thể trở lại cuộc sống xã hội bình thường.
Ngoài lý do đó, các phương thức kiểm soát trong lầu xanh cũng rất chặt chẽ. Đầu tiên, trong lầu xanh có rất nhiều đàn ông vạm vỡ, khỏe mạnh, một mặt làm nhiệm vụ bảo kê quán trước những kẻ côn đồ, phá phách, mặt khác cũng để ý các nữ tử trong lầu xanh, không để những cô gái này trốn thoát.
Đã từng có một số phụ nữ muốn bỏ trốn và cái giá phải trả là họ đã bị những người đàn ông vạm vỡ này làm nhục đến chết, sau đó bị ném xác xuống sông.
Vì vậy, trong lầu xanh, một người phụ nữ bình thường muốn bước ra khỏi đây, dù chỉ vài chục bước cũng vô cùng khó khăn, ngoài khả năng của họ. Họ có tâm lý sợ hãi, sợ mất mạng, sợ không chịu nổi áp lực của xã hội bên ngoài đối với họ và thậm chí là sự tuyệt vọng về thân phận thấp hèn của họ.
Chính vì những trở ngại trên, phụ nữ ở lầu xanh thường chỉ có thể vô vọng tiếp tục hầu hạ các quan khách và sống một mình bên trong lầu xanh sau khi về già.
Tất nhiên, nếu may mắn, một số nữ tử sẽ gặp được một số người tài giỏi, giàu có sẽ chuộc họ thoát khỏi chốn lầu xanh. Tuy nhiên, ngay cả những nữ tử may mắn này dù về nơi ở mới cũng chẳng qua là thê thiếp của nhà quan, có thể bị đối xử thậm tệ bất cứ lúc nào.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)