Những thánh chỉ còn lưu lại tới ngày nay thường là từ thời nhà Thanh và Minh (hai triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc). Bởi vì thánh chỉ không dễ lưu trữ, đều được làm bằng lụa, để vài chục năm là đã mục nát hết rồi, cho dù thời gian không ăn mòn nó thì cũng sẽ bị chuột gặm.
Còn có một lập luận khác. Ví dụ như trong thời nhà Thanh, ai dám lưu trữ lại thánh chỉ của triều Minh nữa? Như thế chẳng phải là hành động muốn tạo phản, khôi phục lại triều Minh hay sao? Thế nên, người nhận được thánh chỉ của vua triều đại trước thường đều sẽ hủy hết đi, nếu có gan giữ lại thì cũng chỉ dám chôn dưới đất. Trong đất ẩm thấp, để 1 vài năm chắc chắn sẽ mục nát không còn chút gì. Thêm vào đó là việc tu sửa nhà cũ, hay lũ lụt hỏa hoạn,... thánh chỉ sẽ vì thế mà mất tích không ai biết. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thánh chỉ bị hủy.
Thời Thanh cách thời đại hiện nay không quá xa, nhưng tại sao cũng chẳng thấy có mấy thánh chỉ còn lại? 108 năm trước vẫn còn là triều Thanh, những ai trường thọ có khi còn sinh ra trong triều đại nhà Thanh. Thánh chỉ của triều Thanh trong dân tộc Mãn chắc chắn cũng có cất giấu riêng.
Nhưng những vật báu gia truyền như thế, cho dù là có thì ai muốn đưa ra cho mọi người được thấy? Thêm vào đó, khi 8 nước liên minh xâm lược Trung Quốc đều đã mang rất nhiều văn vật của Trung Quốc đi, bao gồm cả thánh chỉ. Hiện nay cũng vẫn còn khá nhiều các thánh chỉ hiếm có được lưu trữ trong các viện bảo tàng nước ngoài.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)