Khi về các vùng nông thôn ở Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy hầu hết người dân đều chăn nuôi gia súc, cừu, lợn. Thậm chí nếu không chăn nuôi được thì trong sân nhà ai cũng nuôi vài con gà, vịt. Tuy nhiên, không biết bạn có để ý rằng rất hiếm khi thấy người nông dân chọn nuôi lừa. Trong khi ở Trung Quốc người ta nói rằng thịt lừa có thể bán được với giá 6.000 NDT (hơn 20 triệu VND), còn da lừa thì có thể được bán với giá 2.000 NDT (khoảng 6,8 triệu VND). Dù có giá trị lớn, nhưng tại sao ở nông thôn lại không có ai nuôi lừa? Hãy cùng nghe ông lão nông dân phân tích cho chúng ta nhé!
Trước hết, tại sao lợi nhuận như vậy lại không còn ai nuôi lừa nữa? Chỉ có một sự thật duy nhất, đó là nuôi lừa không kiếm được tiền. Một con lừa có thể bán được gần 10.000 NDT, vậy tại sao lại nói là không lãi? Thịt lừa mặc dù đắt tiền, nhưng nhu cầu thị trường không lớn. Đối với người bình thường, họ càng sẵn sàng lựa chọn thịt lợn và thịt bò có giá thành tốt và phù hợp với bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, dù nông dân có làm việc chăm chỉ để nuôi nhiều lừa thì thị trường đầu ra cũng không suôn sẻ. Hiện nay, việc tiêu thụ thịt lừa chủ yếu tập trung ở một số khách sạn, nhà hàng cao cấp và những nơi khác, thị trường tiêu dùng chưa đủ rộng. Điều này cũng làm nản lòng nhiều nông dân. Tuy có thể bán được giá cao nhưng việc mua lừa non ở giai đoạn đầu cần rất nhiều tiền, mua một hai con lừa để nuôi thì không đáng, còn mua nhiều thì nông dân lại không có khả năng chi trả.
Thứ hai, chu kỳ sinh sản của lừa kéo dài. Lừa cái phải mất hơn một năm (348 đến 377 ngày) để sinh ra một con lừa, và phải mất một năm rưỡi nữa để lừa con thành lừa trưởng thành. Nông dân không nghĩ rằng việc đầu tư nhiều tiền và thời gian như vậy cho lừa là phù hợp. Vì vậy, đối với nông dân, việc nuôi lừa không giống như nuôi lợn, nuôi gà, chu kỳ sinh sản ngắn, tiền ra nhanh. Nuôi lừa thì lại khác, lợi nhuận không đến nhanh, chưa kể tiền và chi phí chăm sóc, thời gian bỏ ra sau khi trừ đi không lãi được là bao.
Hơn nữa, rủi ro thị trường không thể tự mình kiểm soát được. Sau khi con lừa được nuôi, nó không có thị trường riêng và chỉ có thể dựa vào công ty thu mua và phân phối. Bằng cách này, giá cả và chất lượng đều do một công ty thống trị, dù trông như một chiếc bánh ngon nhưng cuối cùng thứ bạn nhận được có lẽ chỉ là một miếng bánh ngô. Có rất nhiều điểm kỹ thuật về nguồn lừa chất lượng cao, thời kỳ mang thai của lừa, thời kỳ sinh sản, thời kỳ giao phối, thời kỳ cho con bú,… Người nông dân nông thôn khó có thể nắm bắt đầy đủ những điểm chính của từng thời kỳ. Hơn nữa, nếu không nắm vững tốt những điểm kỹ thuật, chi tiết kỹ thuật này thì sẽ khó kiếm tiền.
Vì vậy, dù thịt lừa hiện nay được bán rộng rãi trên thị trường nhưng nếu chất lượng thịt lừa sản xuất không tốt chắc chắn bạn sẽ lỗ vốn. Còn muốn tiến hành chăn nuôi quy mô lớn thì bạn phải có nguồn lực rất lớn, có vốn làm chỗ dựa. Hầu hết người nông dân đều không đáp ứng được việc này nên đương nhiên việc họ nuôi lừa để làm kinh tế là rất ít.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)