Những bộ phim truyền hình về thời nhà Thanh, ít nhiều đều có đề cập tới các phi tần trong chốn hậu cung của hoàng đế. Để giành được sự sủng ái của hoàng đế, giữa những người phụ nữ này luôn tồn tại một sự thù địch mãi mãi không thể dập tắt được, họ ghen tuông lẫn nhau, đấu đá lẫn nhau vô cùng khốc liệt. Chủ đề như thế cũng rất dễ nhận được sự chú ý của khán giả, tỉ suất người xem vì thế cũng tăng rần rần. Ngoài việc liên quan tới bản thân bọn họ, nếu như có người phụ nữ khác mang thai đứa con của hoàng đế, vậy thì đó còn là một tin cực kỳ xấu.
Loại hình phim hoàng cung thời Thanh đa phần đều là thể loại cung đấu, không lẽ phụ nữ thời cổ đại lại mưu mô xảo quyệt đến vậy sao? Hàng ngày, ngoài việc tranh sủng ra thì không còn việc gì để làm nữa hay sao? Điều này khiến mọi người liên tưởng tới sự đáng sợ và tàn nhẫn trong chốn hậu cung. Nhưng trên thực tế, hậu cung thời Thanh lại không hề tồn tại sự đấu tranh gay gắt đến vậy, có thể nói điều trên là không có căn cứ lịch sử.
Nói ra thì có lẽ nhiều người sẽ không tin nhưng triều Thanh là du nhập từ bên ngoài vào, giang sơn của mình là được đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt của cả đời tổ tiên của họ. Thế nên họ vô cùng cẩn thận, không ngừng tổng kết những bài học, kinh nghiệm diệt vong của các triều đại trước. Cứ như thế, họ tuyệt đối sẽ không cho phép ai làm bất kỳ chuyện gì ảnh hưởng không tốt tới sự ổn định, vững chắc của vương triều.
Một số những triều đại trước, nói thật thì đều là tự kiếm đến cái chết, có triều đại thì mặc kệ sự sống chết của người dân, có thời thì do các quan thân hoặc hậu cung can thiệp vào triều chính. Thế nên vào thời Thanh, họ đã đưa ra các biện pháp cải thiện cho những tình trạng này. Thứ nhất chính là giảm số thuế mà hàng năm người dân phải nộp lại cho triều đình, thứ hai là thực hiện kiểm soát các sự vụ của thái giám, thứ ba là sự quản thúc đối với hậu cung, triều Thanh đã hạ lệnh hậu cung không được phép can thiệp vào chuyện triều chính.
Trong việc quản lý hậu cung, nhà Thanh có 2 quy định đặc biệt chính, 2 quy định này nói ra thì thực sự sẽ khiến mọi người nghĩ hết sức kỳ cục. Thứ nhất là những phi tử có phẩm cấp thấp phải đem con ruột của mình cho các phi tử có phẩm cấp cao hoặc các quan đại thần nội vụ nuôi dưỡng, họ không được phép để con cái ở lại bên mình, bình thường cũng không được phép gặp mặt nhau, việc này là để cắt đứt hoàn toàn quan hệ huyết thống giữa hoàng tử với mẫu phi của mình.
Những quy định kiểu này của triều Thanh quả thực khiến người ta khó mà lý giải được, không phải con ruột của mình có lẽ sẽ không yêu thương, trừ cha mẹ ruột, những người khác làm sao có thể toàn tâm toàn ý đem hết tình yêu thương dành cho con của người khác được. Thế nên, quy định này của triều Thanh và những quy định khác nữa đều cực kỳ vô nhân tính. Nếu có trách thì chỉ trách tại sao họ lại sinh ra vào thời đại ấy, không thể không rời xa cốt nhục của mình được.
Quy định kỳ cục thứ hai chính là để tránh một phi tử nào đó độc sủng mà lạm dụng đại quyền. Hàng ngày, hoàng đế sẽ dựa vào việc lật thẻ bài để giải quyết việc buổi tối sẽ ngủ cùng với ai. Như vậy, cho dù là lật phải thẻ bài của ai thì những người khác đều không oán thán gì, chỉ trách số mình không may mà thôi.
Nhưng việc này cũng không thể ngăn chặn được việc hoàng đế say mê một phi tử nào đó trong một khoảng thời gian. Như thế thì thái giám sẽ ở bên cạnh nhắc nhở hoàng đế, dù gì họ vẫn cần phải đối xử công bằng, không được nảy sinh tình cảm với một phi tử cố định nào đó. Tuy vậy, trong các hoàng đế triều Thanh cũng có vài người chung tình. Cuối cùng là với những quy định khắt khe như vậy, bình thường họ hiếm khi gặp mặt nhau chứ đừng có nói là tranh đấu lẫn nhau.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)