1. Căn cứ xác định chủ đất/chủ nhà ở
Tại Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định này, khi được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận thì đây sẽ là căn cứ để xác định ai là người có quyền sử dụng đất, ai là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Là thành phần hồ sơ đăng ký biến động
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định đăng ký biến động sẽ được thực hiện đối với các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận mà có thay đổi sau:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất.
Người đứng tên sổ đỏ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi. Ảnh minh họa
3. Là căn cứ để thực hiện quyền chuyển nhượng
Tại Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể Giấy chứng nhận là một trong những điều kiện nhằm thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
4. Là căn cứ để bồi thường khi thu hồi đất
Căn cứ Điều 95 Luật Đất đai 2024, điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận.
5. Căn cứ thực hiện giải quyết các tranh chấp về đất đai
Tại Khoản 2 và 3 Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết cụ thể như sau:
- Nếu tranh chấp xảy ra mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại 137 của Luật Đất đai 2024 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.họa
- Nếu tranh chấp đất đai xảy ra mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
+ Người dân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
+ Người dân khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Do đó, việc có hoặc không có sổ đỏ được xem là một trong những căn cứ để các bên tranh chấp lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền có sử dụng sổ đỏ là một trong những căn cứ để giải quyết.
Ảnh minh họa.
6. Căn cứ để xác định loại đất
Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể việc xác định loại đất sẽ theo một trong những căn cứ sau đây: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
K.Hoàng (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)