Thẻ tín dụng không dùng có mất phí không?
Khách hàng không sử dụng thẻ tín dụng vẫn sẽ bị mất phí bởi thẻ tín dụng vẫn hoạt động. Tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng và từng trường hợp cụ thể mà chủ thẻ phải chi trả những khoản phí với mức phí khác nhau.
Chẳng hạn như phí phát hành thẻ từ 300.000 - 2 triệu đồng, phí thường niên từ 500.000 - 2 triệu đồng, phí phạt thanh toán dư nợ khoảng 5% tổng số dư nợ, lãi suất dư nợ khoảng từ 20 - 40% tổng số dư nợ mỗi kỳ.
Những trường hợp bị trừ phí khi không sử dụng thẻ tín dụng
Nếu chưa kích hoạt thẻ tín dụng
Trường hợp đã đăng ký mở thẻ tín dụng và nhận thẻ cứng nhưng chưa kích hoạt thẻ, khách hàng vẫn phải trả khoản phí đăng ký mở thẻ tín dụng khoảng từ 300.000 - 2 triệu đồng và phí giao thẻ tín dụng khoảng 20.000 - 30.000 đồng.
Tại một số ngân hàng, người dùng có thể được miễn phí phát hành và phí giao thẻ.
Trường hợp đã kích hoạt thẻ tín dụng nhưng chưa từng sử dụng
Nếu đã đăng ký mở thẻ, nhận thẻ cứng về tay và kích hoạt thẻ tín dụng thành công nhưng chưa sử dụng thẻ để thanh toán hay giao dịch, khách hàng phải trả một số khoản phí sau:
- Phí phát hành thẻ: Khoản phí này phát sinh ngay khi đăng ký thẻ tín dụng, dao động từ 300.000 - 2 triệu đồng tuỳ vào chính sách của mỗi ngân hàng.
- Phí giao thẻ: Tại một vài ngân hàng, người dùng sẽ phải chi trả thêm khoản phí giao thẻ để nhận thẻ cứng. Thông thường, phí giao thẻ từ 20.000 - 30.000 đồng tùy khu vực.
- Phí thường niên: Đây là khoản phí bắt buộc chủ thẻ phải thanh toán để có thể duy trì thẻ được hoạt động hàng năm. Nói cách khác, chủ thẻ sẽ vẫn mất phí thường niên cho dù có sử dụng thẻ hay không. Khoản phí này thường dao động từ hơn 300.000.000 - 2 triệu/năm.
Đã sử dụng thẻ tín dụng nhưng hiện ngừng sử dụng
Nếu đã kích hoạt và sử dụng thẻ tín dụng thanh toán/giao dịch trong một khoảng thời gian nhưng sau đó ngừng sử dụng, chủ thẻ vẫn phải chi trả các khoản phí như phí thường niên, phí giao thẻ, phí phát hành thẻ và có thể kèm thêm khoản phí phạt thanh toán dư nợ.
Nếu khách hàng vẫn đang nợ tín dụng, chưa trả hết khoản này thì khách hàng sẽ phải chi trả thêm khoản phí phạt trả chậm dư nợ khoảng 5% cùng với lãi suất khoảng 20 - 40% tổng số dư nợ tín dụng.
Như vậy, tùy vào mỗi trường hợp mở thẻ tín dụng mà khách hàng phải thanh toán các khoản phí khác nhau. Tốt nhất, nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng nên liên hệ tới ngân hàng để được tư vấn hủy thẻ tín dụng.
Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)