Tết Đoan Ngọ là gì?
Không chỉ có ở người dân ở Việt Nam tổ chức các nghi lễ truyền thống trong ngày 5/5 âm lịch hằng năm mà với người dân ở các quốc gia khác ở châu Á như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản... đây cũng là một ngày lễ truyền thống.
Về mặt chữ, Đoan có nghĩa là mở đầu còn Ngọ là chỉ thời điểm buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ. Trong khi đó, nếu gọi là Đoan Dương thì Dương là mặt trời, dương khí, Đoan là mở đầu. Cả cụm từ Đoan Dương sẽ mang nghĩa bắt đầu lúc dương khí đang thịnh.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày giết sâu bọ hoặc diệt sâu bọ.
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch năm 2024 rơi vào thứ mấy, là ngày mấy dương lịch?
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch năm 2024 rơi vào thứ Hai ngày 10/5 dương lịch. Đây là ngày ngày Ất Tị, tháng Canh Ngọ, năm Giáp Thìn, thuộc tiết khí Mang Chủng.
Phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ ở một số nước
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Như đã nói ở trên, Tết Đoan Ngọ đói với người Việt còn được coi là ngày diệt sâu bọ. Vào thời điểm này, thời tiết đã trở nên nắng nóng, sâu bọ sẽ phát triển nhiều và nhanh chóng làm ảnh hưởng đến mùa màng và gây ra bệnh tật cho con người.
Vào ngày 5/5 âm lịch, thay vì ăn sáng như bình thường, người ta sẽ ăn lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp để tiêu diệt "sâu bọ" trong cơ thể.
Các gia đình có thể chuẩn bị một mâm cúng với các loại trái cây đang vào vụ, thêm bát cơm rượu nếp. Trong đó, cơm rượu nếp là món đặc biệt, hội tụ đủ các vị chua, cay, đắng, ngọt nên người xưa quan niệm đây là món có tác dụng diệt các ký sinh trùng đang tồn tại trong cơ thể con người.
Ngoài ra, ở một số vùng, người ta sẽ dâng cúng bánh út tro. Đây là loại bánh được làm từ gạo nếp và nước tro bếp để lắng. Theo quan niệm dân gian, ăn bánh ú tro vào ngày 5/5 âm lịch có tác dụng giải độc cho cơ thể, trừ tà ma. Ngoài ra, chiếc bánh này cũng tượng trưng cho mùa màng bội thu.
Một món cũng được ăn nhiều trong ngày 5/5 âm lịch chính là thịt vịt. Thịt vịt có tính mát, có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể trong thời điểm tháng 5 âm lịch trời nóng gay gắt.
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Đối với người Trung Quốc, Tết Đoan Ngọ là thời điểm nhiều nơi sẽ tổ chức lễ hội thuyền rồng. Ngoài ra, vào này này, người dân sẽ ăn bánh zòngzi, một loại bánh tương tự như bánh ú ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ở trước nhà, người ta sẽ treo các cành trúc, cành ngải cứu với ý nghĩa xua đuổi côn trùng, thanh lọc không khí. Người lớn sẽ chuẩn bị những túi thơm với ý nghĩa trừ ta và gắn thêm dây lụa ngũ sắc (có đủ các màu đỏ, vàng, xanh, trắng, đen) với ý nghĩa mang lại may mắn.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)