Số lần Quan Âm Bồ Tát xuất hiện trong “Tây Du Ký” cực kỳ nhiều, là một trong những người được coi là hỗ trợ chính trong con đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng. Trư Bát Giới và Sa Tăng đều nhờ sự chỉ điểm của Quan Âm Bồ Tát mới bước vào con đường đi lấy kinh, làm đồ đệ của Đường Tăng. Ngoài ra thì vòng Kim Cô và ba sợi lông mao của Tôn Ngộ Không cũng đều xuất phát từ Quan Âm Bồ Tát. Mục đích đi lấy Kinh đầu tiên chính là để phổ độ chúng sinh, truyền bá kinh Phật tới phương Đông, để Phật giáo được phát triển rộng rãi, đối với Phật giáo mà nói thì đây là một điều vô cùng quan trọng.
Sau khi lấy kinh thành công, Tôn Ngộ Không và Đường Tăng đều trở thành Phật, trong khi đó Quan Âm Bồ Tát đóng vai trò là một trong những người chỉ đường, dẫn hướng suốt cả hành trình lại không được bất kỳ sắc phong, ban thưởng gì. Địa vị của Bồ Tát trong Phật giáo chỉ đứng dưới Phật, vậy tại sao Bồ Tát không thể thành Phật? Vậy thì phải xem xét đến tiền thân của bà là ai mà đến Như Lai cũng phải kiêng nể vài phần.
Sau hành trình đi lấy Kinh thành công, thầy trò Đường Tăng đều được thành Phật nhưng người có công chỉ đường dẫn lối như Quan Âm Bồ Tát lại không được ban thưởng gì cả.
Thực ra tuy Quan Âm Bồ Tát được gọi là Bồ Tát, địa vị xem như có thể so với Như Lai Phật Tổ. Quan Âm Bồ Tát và Như Lai Phật Tổ đều là một trong ngũ phương ngũ lão, không hề có sự phân chia cao thấp. Chỉ là trong nội bộ Phật giáo, đẳng cấp của Phật cao hơn Bồ Tát. Nhưng điều này lại không có bất kỳ ý nghĩa gì đối với Quan Âm Bồ Tát, vì dựa theo tư cách, kinh nghiệm và thực lực mà nói, Quan Âm Bồ Tát hoàn toàn có thể trở thành Phật.
Dù không được là Phật nhưng địa vị của Quan Âm Bồ Tát có thể coi ngang với Như Lai Phật Tổ.
Sở dĩ không trở thành Phật là vì bà đã từng thể rằng sẽ phổ độ chúng sinh. Vì thế, Quan Âm Bồ Tát tiếp xúc rất nhiều với trần gian, đây chính là điều khiến bà không thích hợp để trở thành Phật không dục vọng, không nhu cầu. Tương tự vậy còn có Địa Tạng Vương Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng là cao nhân nơi cửa Phật, ngài từng nói rằng ngày nào địa ngục chưa trống rỗng thì thề rằng ngày đó không thành Phật, muốn siêu độ cho tất cả những vong hồn, lúc đó mới rời khỏi địa phủ.
Vì lời hứa phổ độ chúng sinh mà Quan Âm Bồ Tát phải thường xuyên xuống trần thế, không thích hợp nơi cửa Phật bất dục bất cầu.
Trong “Tây Du Ký” cũng không khó để có thể nhận ra, các vị thần tiên khi gặp Bồ Tát thì đều cực kỳ cung kính, bao gồm cả Phật Tổ Như Lai cũng phải kiêng nể vài phần. Có thể thấy địa vị thực tế của Quan Âm Bồ Tát đã vượt qua đẳng cấp Bồ Tát từ lâu. Ngay cả Trấn Nguyên Tử - Ông tổ của địa tiên Ngũ Trang Quan mà Phật Tổ Như Lai còn không coi ra gì. Có thể thấy địa vị của Quan Âm Bồ Tát lớn đến mức nào. Đối với Quan Âm Bồ Tát mà nói, danh lợi đã không còn quan trọng nữa, mức độ bà được tôn sùng đã vượt qua cả Phật Tổ Như Lai.
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)