Việc đóng thùng gỗ thời cổ đại không hề đơn giản, mà là một công việc đòi hỏi kỹ thuật cao. Người thợ phải trải qua hàng chục công đoạn để tạo ra một chiếc thùng hoàn chỉnh. Bí quyết nằm ở việc xử lý gỗ kỹ lưỡng. Các tấm gỗ sau khi chọn lựa kỹ càng, loại bỏ các khuyết điểm như mắt chết, sẹo, sẽ được ngâm trong nước để nở ra. Sau đó, chúng được xử lý bằng dầu trẩu, giúp tăng khả năng chống thấm và ngăn chặn rò rỉ.
Tại sao thùng gỗ thời xưa dùng không rò rỉ nước? (Ảnh minh hoạ)
Quá trình chế tác còn bao gồm việc hấp gỗ ở nhiệt độ cao trong hơn 12 giờ để loại bỏ dầu mỡ và ngăn ngừa côn trùng. Tiếp theo, gỗ được sấy khô và đánh bóng cho đến khi đạt độ vừa khít tuyệt đối. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong các công đoạn này, thùng gỗ có thể bị rò rỉ.
(Ảnh minh hoạ)
Chính vì độ phức tạp trong chế tạo, không phải người thợ mộc nào cũng có thể đóng được thùng gỗ. Chỉ những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm mới có đủ khả năng đảm nhận công việc này. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, thùng gỗ cần được bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt khi bị rò rỉ, phải nhờ đến thợ chuyên dụng để sửa chữa.
(Ảnh minh hoạ)
Ngày nay, thùng gỗ không còn phổ biến như trước, nhường chỗ cho các vật dụng hiện đại. Tuy vậy, chúng vẫn gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử, nơi sự khéo léo và trí tuệ của con người đã tạo ra những sản phẩm tuy đơn giản nhưng đầy tính ứng dụng. Sự biến mất của thùng gỗ không chỉ là sự thay đổi về công nghệ mà còn là một phần của dòng chảy lịch sử, nhắc nhở chúng ta về sự khôn ngoan của người xưa và những giá trị truyền thống cần được trân trọng.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)