Danh mục

Tại sao nước trong hồ không thấm hết xuống đất?

Thứ bảy, 28/12/2024 14:08

Đất có khả năng thấm hút nước rất tốt. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nước trong các hồ lớn không bị ngấm hết xuống đất, đặc biệt khi đáy hồ tiếp xúc trực tiếp với lòng đất?

Theo các nhà khoa học, trên thực tế một điều chắc chắn là các hồ nước luôn có một phần nước thấm xuống lòng đất. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không được chú ý vì lượng nước bị mất sẽ nhanh chóng được bù đắp nhờ những cơn mưa. Hơn nữa, tốc độ thấm nước thường khá chậm, dường như có một lớp “lá chắn” tự nhiên ngăn nước bị hút hết, giúp các hồ tồn tại hàng trăm năm mà không bị rút cạn.

kiến thức, tại sao

Điều này không hề khó lý giải như nhiều người nghĩ. Hãy thử tưởng tượng bạn đặt một phiến đá lên mặt đất và tưới nước lên đó. Nước sẽ không thấm qua phiến đá mà chỉ tràn ra xung quanh. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các hồ nước: đáy hồ thường có lớp tích tụ các tảng đá và khoáng chất, tạo thành một hàng rào tự nhiên ngăn nước thấm xuống.

Cụ thể hơn, đáy của nhiều hồ chứa lớp đá tích tụ dày đặc, khiến nước khó lọt qua vì giữa các tảng đá có rất ít khoảng trống. Lớp đáy này hoạt động như một lớp ngăn cách tự nhiên giữa nước và đất, hạn chế quá trình thẩm thấu. Đây chính là lý do các hồ lớn có thể duy trì lượng nước ổn định qua hàng thế kỷ.

Ngay cả khi tồn tại một số khoảng trống nhỏ trong lớp đáy, các hồ vẫn có cơ chế tự bít kín qua thời gian. Nhiều hồ tích tụ trầm tích như cát, phù sa và đất sét – những vật liệu này dần lấp đầy các lỗ trống. Theo thời gian, đáy hồ tự “tiến hóa” để trở thành một lớp chắn nước hiệu quả hơn.

Ngoài ra, nước trong hồ không chỉ thoát qua đáy mà còn bốc hơi lên không trung, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Trên thực tế, sự thất thoát nước qua quá trình bay hơi thường lớn hơn nhiều so với thấm qua lòng đất. Quá trình này xảy ra khi ánh nắng mặt trời làm nóng bề mặt hồ, khiến nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và bốc lên.

kiến thức, tại sao

Mặc dù vậy, trong tự nhiên, nước bốc hơi không hẳn là mất đi. Chu trình tuần hoàn nước – một hiện tượng hóa sinh học – giúp lượng nước bốc hơi được bù lại thông qua lượng mưa. Chu trình này diễn ra liên tục: nước bốc hơi tạo thành mây, sau đó mây ngưng tụ thành mưa và quay trở lại mặt đất. Đây chính là cách các hồ nước tự cân bằng và duy trì lượng nước ổn định.

Tuy nhiên, một khảo sát được công bố vào tháng 5 năm 2023 lại đưa ra những cảnh báo đáng lo ngại. Theo khảo sát này, hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới, bao gồm cả hồ tự nhiên và nhân tạo, đang cạn kiệt. Nguyên nhân chính được xác định là hoạt động tiêu thụ nước quá mức của con người, như việc khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cùng với sự nóng lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất, dẫn đến lượng nước bốc hơi từ các hồ cũng tăng theo.

Vì vậy, dù các hồ nước để lâu không dễ dàng bị ngấm hết xuống lòng đất, nguy cơ thất thoát nước do bay hơi ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn tác động đến nguồn nước ngọt – tài nguyên thiết yếu cho con người.

kiến thức, tại sao

Hồ nước từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên, không chỉ cung cấp nước mà còn duy trì sự sống cho nhiều loài sinh vật.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra hiện tượng thấm nước phụ thuộc vào chất đất bên dưới lòng hồ. Nếu hồ quá sâu, khi đó khả năng cao bên dưới đáy hồ sẽ là đất sét hoặc đá không thấm nước. Thêm vào đó, đất cũng có "giới hạn no". Chúng ta nói một vật đã "no", hay bão hòa, nếu nó không thể tiếp nhận/hấp thu thêm một thứ cụ thể nào đó.

Do luôn luôn có một lượng nước sẵn sàng để được thấm phía bên trên, đất dưới đáy hồ sẽ "no" và không thể hấp thu thêm nước được nữa. Nên nhớ rằng các loại đất khác nhau sẽ có tốc độ hấp thu nước khác nhau. Các hạt đất càng lớn, tốc độ thấm càng nhanh.Thêm vào đó, nhiều hồ nước tự nhiên được hình thành ở độ cao so với mực nước biển thấp và thường nhận được nước từ các mạch ngầm.

Nói tóm lại, nước có ngấm xuống dưới, nhưng đến một giới hạn cụ thể, đất dưới lòng hồ bị bão hòa, không thẩm thấu thêm nữa. Trong khi đó, lượng nước còn lại trong lòng hồ sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình bốc hơi chậm chạp, rồi lại được bù thêm bằng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, nếu một thực thể nước đã có đủ nước và thường xuyên được tự nhiên bù đắp, khi đó sẽ chẳng có lí gì để vùng nước đó có thể biến mất.

Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/tai-sao-nuoc-t.. Nguồn: https://thuonghieuvaphapluat.vn/tai-sao-nuoc-trong-ho-khong-tham-het-xuong-dat-vz109897.html

Tin được quan tâm

Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt

Theo Luật Trật tự An toàn Giao thông và Nghị định 168, người điều khiển xe máy và ô tô cần lưu ý điểm sau...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Kể từ 15/4/2025: Đối tượng này được tăng lương khoảng 18%, có thể nhận lương 80 triệu đồng/tháng

Mức này tối đa bằng hai lần lương cơ bản. Như vậy, lương kế hoạch tối đa cho chức danh Chủ tịch hội đồng là...
Kiến thức 2 ngày, 6 giờ trước

Danh sách cán bộ xã không được nghỉ hưu sớm bao gồm những ai?

Những cán bộ công chức cấp xã không thuộc đối tượng xem xét nghỉ hưu trước tuổi là ai?
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Tại sao đã nộp phí đường bộ vẫn mất tiền đi trên cao tốc? Cục Đường bộ giải thích

Khi nhiều người dân thắc mắc tại sao đã nộp phí đường bộ vẫn mất tiền đi trên cao tốc, ông Đinh Cao Thắng -...
Kiến thức 3 ngày, 22 giờ trước

Tin vui trước 1/1/2026: Người dân đi làm Sổ đỏ có thể tiết kiệm hàng trăm triệu đồng

Thông tin không làm Sổ đỏ trước 2026 sẽ mất rất nhiều tiền là hoàn toàn có cơ sở. Bởi theo khoản 1 Điều 257...
Kiến thức 3 ngày, 14 giờ trước

Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?

Sân vận động này có tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng, diện tích hơn 15ha, với sức chứa 22.000 chỗ ngồi.
Kiến thức 24 giờ, 45 phút trước

Tin cùng mục

3 buổi tụ họp 'lợi ít, hại nhiều', kẻ dại dột cứ rủ là đi, người khôn ngoan không bao giờ đến

"3 buổi tụ họp lành ít dữ nhiều, kẻ dại dột cứ rủ là đi, người khôn ngoan không bao giờ đến" — có vẻ...
Kiến thức 7 phút trước

Cán bộ huyện nghỉ hưu trước tuổi được đề nghị hưởng chế độ hơn 2,4 tỷ đồng

Thông tin từ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, một cán bộ huyện tại tỉnh này có thể nhận được mức trợ cấp hơn...
Kiến thức 9 phút trước

Chính thức: Cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên lương và phụ cấp chức vụ trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm sáp nhập

Đây là quy định mới được nêu trong Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kiến thức 9 phút trước

Thật tiếc khi vứt bỏ dầu thừa từ đồ chiên? Chỉ bạn một mẹo nhỏ, dầu cũ ngay lập tức trở thành 'dầu mới'

Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một phương pháp đơn giản. Chỉ cần xử lý dầu cũ là có thể biến thành...
Kiến thức 10 phút trước

Đây là khu vực giới đầu tư Hà Nội đang đổ tiền vào bất động sản nhiều nhất?

Giá nhà đất Hà Nội tăng chóng mặt thời gian qua khiến các nhà đầu tư “di cư” tới các vùng ven Thủ đô, các...
Tin trong ngày 1 giờ, 17 phút trước

Không còn là Thanh Hoá, đây mới là tỉnh có dân số lớn nhất Việt Nam sau sáp nhập

Theo đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, Đồng Nai mới sẽ là tỉnh có quy mô dân số lớn...
Kiến thức 1 giờ, 17 phút trước

Tin mới cập nhật

Những cô gái ở độ tuổi ba mươi và bốn mươi không nên ăn mặc quá hở hang. Hãy nhớ quy tắc kết hợp '3' vào đầu mùa hè để dễ dàng nổi bật giữa đám đông

Bạn chỉ mới ở độ tuổi ba mươi hoặc bốn mươi, vì vậy đừng cố ăn mặc để trông già hơn. Vào đầu mùa hè...
Thời trang + 10 phút trước

Loài cây trồng bạt ngàn ở Việt Nam có lá chứa vàng thật, cứ cô đặc lá là ra vàng?

Đây là loại cây thân gỗ lớn và điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên là ở gần những nơi có cây này phát...
Kiến thức 1 giờ, 17 phút trước

Hà Nội dự kiến chặt gần 100 cây xanh để làm đường 'đắt nhất hành tinh'

Để phục vụ cho việc làm tuyến đường "đắt nhất hành tinh" với tổng mức đầu tư hơn 7.800 tỷ đồng Ban Quản lý dự...
Tin trong ngày 1 giờ, 17 phút trước

Bệnh viện có phải sáp nhập sau khi sáp nhập tỉnh thành?

Trước chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố trên cả nước, một câu hỏi lớn được đặt ra trong...
Kiến thức 1 giờ, 18 phút trước

Bất ngờ: Có một món ăn xưa người Việt hay ăn nhưng nay tránh né vì sợ bệnh lại được xếp vào top 10 thực phẩm tốt nhất thế giới

Đây là bảng xếp hạng 100 loại thực phẩm lành mạnh nhất thế giới. Trong đó có một loại thực phẩm người Việt xưa thường...
Chăm sóc sức khỏe 1 giờ, 18 phút trước

Trong ba năm tới, Thần Tài sẽ chiếu cố đến ba con giáp này, họ sẽ từng bước gặp được may mắn, dự kiến ​​sẽ trở thành triệu phú

Bảo vệ Ngôi sao may mắn mùa hè 2025! Ba con giáp không bệnh tật, tai ương, tràn đầy phúc lành và hạnh phúc, không...
Đời sống số 2 giờ, 33 phút trước

Những trường hợp không được đền bù khi bị thu hồi đất, người dân nên chú ý

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã quy định rõ các trường hợp không được đền bù khi bị thu hồi...
Kiến thức 2 giờ, 48 phút trước

5 mẫu đàn ông độc hại nhất trong hôn nhân, dễ khiến phụ nữ phát điên, tôi hy vọng tất cả các chị em có thể tránh được

Người ta nói rằng đàn ông sợ chọn sai nghề, phụ nữ sợ lấy nhầm chồng. Đối với phụ nữ, việc gặp phải người đàn...
Tâm sự 2 giờ, 48 phút trước

Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập Hà Nội 5 năm qua, thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo để chọn trường phù hợp

Trong vài năm gần đây, một xu hướng rõ rệt là các trường THPT công lập top đầu của Hà Nội vẫn duy trì vị...
Tin trong ngày 2 giờ, 48 phút trước

Bác sĩ 101 tuổi vẫn tự lái xe ô tô, đi khắp nơi thuyết giảng: Bí quyết sống thọ nằm ở 3 điều 'ít' này

Ở tuổi 101, bác sĩ John Scharffenberg, một giáo sư thỉnh giảng tại Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Loma Linda (Mỹ), vẫn...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 49 phút trước