Không phải tất cả nhưng phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình. Việc họ làm điều này hóa ra có lý do riêng:
Phân tầng giai cấp
Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.
Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.
Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.
Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.
Quan điểm khác biệt
Sự khác biệt của người giàu và người nghèo không chỉ ở cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.
Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.
Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
Nhưng cũng cần biết rằng, mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)