Máy tính là công cụ học tập, làm việc cần thiết đối với nhiều người. Sau một thời gian dài sử dụng, màn hình máy tính thường bị bám bụi bẩn, gây mờ đục, khó nhìn. Để đảm bảo thẩm mỹ, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như duy trì tuổi thọ của thiết bị, bạn cần định kỳ vệ sinh màn hình máy tính.
Nếu màn hình máy tính bị bám bụi, thì có thể dùng nước sạch thấm vào vải mềm cotton để lau. Không nên dùng khăn ướt, giấy khô. (Hình minh họa)
Theo các kỹ sư công nghệ, nếu màn hình chỉ bị bám bụi, thì có thể dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho màn hình laptop hoặc màn hình LCD để làm sạch nếu trên màn hình xuất hiện các vết mờ bẩn. Tuyệt đối không dùng vải khô, giẻ ướt, khăn giấy để lau chùi, bởi vì những hạt bụi bẩn sẽ làm xước bề mặt màn hình. Việc lau màn hình laptop bằng giẻ ướt, vì có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Khăn ướt có thể làm thấm nước vào các khe màn hình, gây hư hỏng các linh kiện bên trong và để lại vết bẩn hoặc cặn trên bề mặt màn hình. Khi này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Tuyệt đối không phun dung dịch xịt rửa trực tiếp lên màn hình, mà chỉ phun vào một chỗ trên miếng vải mềm để làm ẩm khăn vải và lau nhẹ theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc của màn hình. Lưu ý dùng lực nhẹ khi lau, nếu không màn hình sẽ bị chập điện và hư hỏng.
Tuyệt đối không phun dung dịch xịt rửa trực tiếp lên màn hình máy tính. (Hình minh họa)
Đối với những vùng có vết bẩn đặc biệt, bạn cần lau chùi một cách cẩn thận kỹ lưỡng. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các loại khăn giấy, giấy ăn để lau màn hình. Việc này có thể làm màn hình bị xước hoặc để lại xơ giấy khó vệ sinh.
Khi làm vệ sinh, hãy tắt màn hình hoặc tốt nhất là tắt nguồn điện của máy tính để tránh hư hỏng, chập điện.
Không chà hay lau theo vòng tròn vì việc này sẽ gây áp lực không đều lên màn hình, khiến thiết bị của bạn dễ bị hỏng. Trành dùng lực mạnh để lau chùi vì nó có thể tác động đến các điểm ảnh trên màn hình, làm giảm chất lượng và màu sắc hiển thị.
Nếu màn hình chỉ bị bám bụi, thì có thể dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng xịt vào khăn mềm và lau nhẹ theo chiều ngang hoặc dọc. (Hình minh họa)
Đối với màn hình máy tính hay các loại màn hình thiết bị điện tử khác, không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính ăn mòn như amoniac, thuốc tẩy… Bạn có thể dùng một miếng bọt biển và làm ẩm bằng nước ấm rồi vắt thật khô. Tiếp đó, thấm một ít dung dịch lau màn hình lên miếng bọt biển. Thao tác nhẹ tay, không chà xát hay ấn mạnh vào màn hình. Ngoài ra bạn có thể dùng băng dính để lấy đi bụi bẩn bám trên màn hình máy tính. Dùng băng dính dán nhẹ lên những vị trí bám bụi rồi bóc ra. Bạn nên làm nhẹ tay với từng phần của màn hình. Sau đó, dùng khăn vi sợi lau màn hình một lần nữa. Cách này áp dụng với những màn hình không quá bẩn, bụi bẩn chỉ xuất hiện ở một số điểm.
Cách tốt nhất để vệ sinh màn hình vẫn là dùng dung dịch tẩy rửa chuyên biệt và khăn mềm. Hãy vệ sinh màn hình máy tính hàng tuần để giữ cho thiết bị luôn sạch sẽ và hoạt động tốt.
Chú ý duy trì độ ẩm. Nhìn chung, màn hình có thể hoạt động bình thường nếu độ ẩm được duy trì trong khoảng từ 30% đến 80%. Tuy nhiên, khi độ ẩm trong nhà cao hơn 80%, hiện tượng ngưng tụ sẽ xảy ra bên trong màn hình. Máy biến áp nguồn bên trong và các cuộn dây khác dễ bị rò rỉ sau khi bị ướt, thậm chí có thể gây đoản mạch trong hệ thống dây điện. Các bộ phận có điện áp cao của màn hình dễ bị phóng điện; các bộ phận bên trong màn hình dễ bị rỉ sét, ăn mòn, trong trường hợp nghiêm trọng, bảng mạch có thể bị đoản mạch. Do đó, màn hình LCD phải được bảo vệ khỏi độ ẩm. Màn hình không được sử dụng trong thời gian dài có thể được bật nguồn thường xuyên trong một khoảng thời gian, để nhiệt do màn hình tạo ra trong quá trình hoạt động có thể đẩy hơi ẩm bên trong màn hình ra ngoài.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)