Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, một loại bệnh kỳ lạ đã ngập tràn các tiêu đề báo ở nước ngoài. Loại bệnh này được phát hiện trong bộ lạc Fore. Do người mắc loại bệnh này khi cười lớn, cơ thể sẽ bất giác lắc lư, không thể tự dừng lại được, vì thế người ta gọi hiện tượng này là “bệnh chết cười”.
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh chỉ cần cười thì cơ thể sẽ rung lắc. Sau 3 tháng, người bệnh sẽ không thể tự đứng được bình thường, khi đứng sẽ rung lắc liên tục, bước đi cũng sẽ vấp ngã, mắt dần dần bị lác, mất khả năng giao tiếp, sẽ duy trì trạng thái như vậy một thời gian và cuối cùng sẽ chết.
Người bệnh đã không thể tự đi đứng được
Căn bệnh kỳ lạ này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Cuối cùng, sau khi các nhà khoa học giải phẫu thi thể của người bệnh đã phát hiện nguyên nhân gây tử vong của họ chính là trong não của họ xuất hiện rất nhiều lỗ nhỏ.
Thông qua nghiên cứu, quan sát liên tục đối với hiện tượng này của các bác sĩ và nhà khoa học, họ phát hiện mầm bệnh chính là thể đạm độc hay còn gọi là Prion. Vì bộ lạc này có một tập tục cổ quái, kinh dị, đó là ăn thịt người. Ở vùng bản địa, người dân sẽ chia nhau thi thể của những người thân đã mất làm thức ăn, chính vì tập tục này khiến đạm độc có cơ hội ủ bệnh trong cơ thể họ dẫn đến phát tác “bệnh chết cười”. Sau khi chính quyền địa phương ngăn cấm tập tục này thì căn bệnh kỳ lạ này cũng dần biến mất.
Cuộc sống trong bộ lạc cách biệt với văn minh hiện đại
Vậy ngoài loài người ra thì còn có những loại động vật nào vì nguyên nhân nào và lợi ích nào mà sẽ ăn thịt đồng loại của mình?
Ăn thịt đồng loại trong thế giới tự nhiên
Trên thực tế, nếu quan sát kỹ thì chúng ta có thể phát hiện trong thế giới tự nhiên có rất nhiều loài động vật ăn thịt đồng loại của mình.
Bọ ngựa cái ăn thịt bọ ngựa đực sau khi giao phối xong. Tại sao lại vậy? Có người cho rằng, do nhu cầu sinh sản và nuôi con, bọ ngựa cái sẽ ăn thịt những con bọ ngựa đực đã không còn tác dụng, làm giảm cá thể tranh giành thức ăn, con cái sẽ có thể giành được nhiều thức ăn để cung cấp cho con cái hơn. Thế giới tàn khốc, kẻ mạnh mới có thể sinh tồn được. Bọ ngựa ăn đồng loại của mình là bản chất của kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.
Bọ ngựa đực cam tâm tình nguyện để bọ ngựa cái ăn thịt
Việc ăn thịt đồng loại không chỉ xuất hiện trong loài côn trùng mà cũng có ở những loài động vật khác. Ví dụ trong thời kỳ thiếu thốn thức ăn, những động vật ăn thịt như sói cũng sẽ ăn thịt những con sói già hoặc những con sói có thân thể yếu ớt, bệnh tật. Điều này là do hoàn cảnh quá khó khăn, bị dồn vào đường cùng không còn cách nào khác nên mới đành phải làm như vậy.
Cho dù là trong hoàn cảnh đầy đủ thức ăn, một số loài động vật ăn thịt tàn ác cũng sẽ ăn thịt đồng loại của mình với bất kỳ lý do nào. Có loài thì là do bản tính hút máu ăn thịt gây ra, có loại là vì để bảo vệ lãnh địa của mình. Việc ăn thịt đồng loại không chỉ xảy ra trong thế giới động vật ăn thịt, ngay cả động vật ăn cỏ cũng không ngoại lệ.
Chú chuột hamster đáng yêu đôi lúc cũng sẽ ăn thịt đồng loại
Vậy rốt cuộc việc ăn thịt đồng loại của động vật, trên phương diện nào đó có tác dụng và ảnh hưởng như thế nào?
Ảnh hưởng của việc ăn thịt đồng loại
Do sự chọn lọc của tự nhiên, những nhân tố không có lợi cho tiến hóa của động vật sẽ luôn bị đe dọa bị loại bỏ về mặt di truyền, vậy thì trong trường hợp nào việc ăn thịt đồng loại vẫn tồn tại cũng ở một góc độ nào đó đã chứng minh ưu thế nhất định của nó.
Ưu thế lớn nhất của việc ăn thịt đồng loại chính là cân bằng không gian nội bộ chủng loài. Nói cách khác, khi số lượng trong nội bộ cùng một chủng loài quá nhiều, áp lực môi trường sẽ trở nên lớn hơn sẽ có rất nhiều đồng loại không có thức ăn, để có thể tiếp tục sinh tồn, chúng sẽ ăn thịt đồng loại để có được cơ hội sinh tồn. Khi số lượng đồng loại bị ăn thịt tăng lên, số lượng của cả chủng tộc sẽ ít đi, áp lực môi trường cũng sẽ trở nên nhẹ hơn.
Những động vật được chăn nuôi dường như không cần phải suy nghĩ tới vấn đề sinh tồn
Thứ hai, mục đích của việc ăn thịt đồng loại còn nằm ở việc thúc đẩy quá trình phát dục của cá thể trong chủng loài. Giáo sư sinh vật học David Feining đã từng tiến hành 2 lần thí nghiệm, lần đầu tiên ông quan sát việc ăn thịt đồng loại của nòng nọc, phát hiện cho dù điều kiện môi trường đủ tốt thì cũng vẫn sẽ ăn thịt đồng loại, sau đó nhanh chóng rụng đuôi và hoàn thành quá trình biến đổi của mình.
Để làm rõ rốt cuộc thứ gì đã kích thích chúng tiến hành ăn thịt đồng loại, Giáo sư đã tiến hành cuộc thí nghiệm lần thứ hai. Lần này, ông lấy đối tượng quan sát là trứng đã được thụ tinh của kỳ nhông hổ, phát hiện chỉ trong trường hợp kỳ nhông non quá đông, kỳ nhông non mới ăn thịt đồng loại. Sau đó, ông lại tiếp tục điều tra xem tại sao lại xảy ra trường hợp như vậy. Cuối cùng, ông cho rằng việc cọ xát, chèn ép lẫn nhau là nguyên nhân dẫn đến phát sinh việc ăn thịt đồng loại.
Kỳ nhông hổ
Tóm lại, cho dù là cân bằng không gian nội chủng hay là thúc đẩy quá trình phát dục thì đều do chịu áp lực từ môi trường. Việc ăn thịt đồng loại là kết quả từ việc chịu áp lực từ môi trường, kết quả này cuối cùng cũng phản hồi về chính áp lực môi trường, giúp nó được cải thiện tốt hơn.
Kết quả của việc ăn thịt đồng loại còn mang đến những điều rất kinh khủng. Nó sẽ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh của chúng ta (đặc biệt là ăn thịt những đồng loại có quan hệ huyết thống), người ta còn gọi việc này là “lời nguyền gens di truyền”. Vì gens giữa những cá thể có quan hệ cận huyết đều rất giống nhau và sự tồn tại quan hệ huyết thống có thể giúp những gens giống nhau này có thể dễ dàng duy trì, di truyền cho đời sau. Nếu ăn thịt đồng loại có chung huyết thống sẽ phá hủy quá trình này của gens.
Cho dù là trâu, bò, dê, cừu hay là con người, đều đã từng xuất hiện những căn bệnh do Prion gây. Ví dụ như bệnh bò điên. Từ khoảng năm 1980-2000, ở Anh đã từng bùng phát đại dịch này, thông qua một loạt điều tra báo cáo cho thấy, căn bệnh này do trang trại chăn nuôi đã dùng xương và nội tạng của trâu bò làm protein trộn lẫn với thức ăn cho bò. Trải qua một loạt những phản ứng dây chuyền, cuối cùng gây ra đại dịch này.
Những con bò bị mắc bệnh bò điên
Ví dụ như căn ''bệnh chết cười'' đã được nhắc đến trong phần đầu, cũng là do ăn thi thể đồng loại gây ra. Những sinh vật này đều có một điểm chung, đều là động vật có vú.
Tại sao động vật có vú không thể ăn thịt đồng loại?
Không lẽ là vì cấu tạo của động vật có vú cao cấp hơn những loài động vật khác, thế nên động vật có vú mới không thể ăn thịt đồng loại được? Thực ra không phải như vậy.
Đầu tiên, chu kỳ ủ bệnh của prion (thể đạm độc) khá dài, thông thường khoảng 2 năm trở lên. Trong khi đó, tuổi thọ của các loài động vật như động vật chân khớp lại khá ngắn, cho dù có bị nhiễm prion thì cũng không có cơ hội phát bệnh. Còn tuổi thọ của các loài động vật có vú thường cao hơn, vì thế Prion phát tác ở động vật có vú nhiều hơn.
Prion
Thứ hai, do chúng ta không thể phân biệt rõ ràng mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ cùng loài của hai sinh vật ăn thịt đồng loại nên nhiều lúc chúng ta đã nhầm lẫn một hành vi săn mồi bình thường là ăn thịt đồng loại. Ví dụ như trong loài côn trùng có rất nhiều cá thể có ngoại hình rất giống nhau. Việc phân biệt chúng có phải là sinh vật cùng loài hay không đối với chúng ta mà nói thì khá là khó. Còn việc nhận biết quan hệ huyết thống giữa hai sinh vật lại càng khó hơn.
Thế nên, việc ăn thịt đồng loại mà chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là ăn thịt đồng loại. Trong việc ăn thịt đồng loại của kỳ nhông hổ, bản thân chúng có một cách để nhận biết quan hệ huyết thống, sẽ tránh được việc các mầm bệnh như prion phát triển.
Cuối cùng, do hướng tiến hóa của chúng ta khác, đối với những loài không phải là động vật có vú, nhiệm vụ của chúng là hoàn thành đủ nhiều quá trình giao phối để duy trì nòi giống, không bị tuyệt chủng. Việc tránh Prion đối với chúng mà nói dường như không có ý nghĩa gì cả. Chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ, việc chúng có còn sinh tồn được hay không đã không còn quan trọng nữa.
Vì thế, không phải chỉ có động vật có vú không thể ăn thịt đồng loại do prion mà những loài động vật khác cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc ăn thịt đồng loại.
Prion (thể đạm độc) có sự khác biệt rất lớn so với những loại hình virus bệnh tật khác mà chúng ta thường thấy. Prion là một loại virus protein có độc, là tác nhân gây bệnh viêm não dạng xốp truyền nhiễm ở động vật và người.
Những lỗ nhỏ xuất hiện trên mô não
Nó được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà sinh vật học người Anh trên dãy núi Alps vào những năm 1960 và đã gây ra nhiều căn bệnh dù lớn hay nhỏ, nổi tiếng nhất là bệnh bò điên vào năm 1996.
Là một virus protein, rốt cuộc prion đã sao mã, di truyền như thế nào, đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận rõ ràng. Một học thuyết cho rằng, protein của prion có thể tự mã hóa thông tin di truyền.
Mã hóa thông tin di truyền
Do lý thuyết giáo điều trung tâm truyền thống, không có lời giải thích nào cho khía cạnh này. Vì vậy, người ta đưa ra giả thuyết rằng phương thức sao mã prion có thể xảy ra là DNA hoặc RNA thông qua quá trình dịch mã ngược bằng enzyme dịch mã để mã hóa cho prion (nếu là RNA thì cần phải phiên mã ngược), một kiểu khác là dưới sự chỉ dẫn của protein, tổng hợp protein lại, tức là bản thân protein có thể làm thông tin di truyền.
Sau khi prion xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ không ngừng tiếp xúc với các protein bình thường, thông qua việc cuộn gập protein sai sẽ biến nó thành protein có độc hay prion, tiếp đó sẽ không ngừng tích tụ, phá hủy tế bào thần kinh. Do các tế bào thần kinh nằm ở những vị trí khác nhau, vì thế bệnh mà họ mắc cũng sẽ khác nhau.
Trên thực tế, do loại virus này xuất hiện một cách kỳ lạ, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị, thế nên những căn bệnh mà nó gây ra vẫn là căn bệnh vô phương cứu chữa. Ngoài ra, do đặc tính của mầm bệnh là nhỏ hơn các loại virus thông thường rất nhiều, không bị ảnh hưởng bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể người nên nó với AIDS được coi là hai căn bệnh hiểm nghèo khó chữa trị nhất trên thế giới.
Hiện nay, việc nghiên cứu của con người về thể đạm độc này cũng đã có bước tiến triển nhất định, xác định được cấu trúc phân tử của một số protein prion, lập nên các mô hình phân tử, xác định được kết cấu gens PrP và trình tự của protein mã hóa, xác lập được các cấp độ của bệnh. Năm 1994 đã phát hiện ra hội chứng Creutzfeldt-Jakob (CJD). Năm 1997, trong hội thảo của các chuyên gia WHO cũng đã đưa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán prion ở người, phương pháp chẩn đoán cũng có những bước đột phá như cách xét nghiệm sinh học, phương pháp kháng thể đơn dòng. Tháng 2 năm 2000, chính phủ Mỹ tuyên bố, Cyclo Tetrapyrrole được phát hiện là hữu ích trong việc điều trị và phòng ngừa "bệnh bò điên" và các bệnh liên quan trong các thí nghiệm trên chuột.
Prion còn được gọi là bệnh prion hoặc bệnh hạt protein
Tại sao chúng ta lại muốn giải quyết vấn đề này một cách bức thiết đến vậy?
Tại sao lại cần phải tìm ra đối sách giải quyết?
Từ hơn 300 năm trước, lần đầu tiên con người phát hiện ra căn bệnh do thể đạm độc gây ra – Scrapie. Căn bệnh này lây lan rộng rãi ở các nước châu Âu và châu Úc, thời gian ủ bệnh từ 18 - 26 tháng. Những động vật mắc bệnh có những phản ứng giống với người mắc bệnh chết cười, hưng phấn, mất độ linh hoạt, cân bằng, không đứng vững, ngứa ngáy, tê liệt cho đến tử vong. Từ đó về sau, con người đã liên tục phát hiện những căn bệnh tương tự do thể đạm độc gây ra trên những loài động vật khác. Tính đến nay, con người đã phát hiện 5 loại bệnh phát tác ở động vật và 4 loại bệnh phát tác trên cơ thể người.
Cừu bị mắc bệnh Scrapie
Mục đích chính của việc giải quyết thể đạm độc này là để đảm bảo an toàn cho nhân loại chúng ta. Vì nếu mắc phải căn bệnh này thì sẽ không có thuốc chữa trị, điều này đe dọa nghiêm trọng tới sự sinh tồn của con người chúng ta. Nếu như loại bệnh này không may bị lây lan rộng rãi do một sự cố nào đó, vậy thì sức ảnh hưởng của nó tới con người là điều khó mà tưởng tượng ra được. Ngày nay, khi nó còn chưa lây lan thì cần phải phòng ngừa, dập tắt cơ hội phát triển của nó ngay lập tức.
Ngoài mục đích này ra, sự lây nhiễm của các loài động vật khác cũng có thể gây ra tổn thất tới lợi ích của con người. Ví dụ dịch bệnh bò điên lây lan rộng rãi không những khiến rất nhiều con bò bị chết mà còn gây thiệt hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi. Những người dân chăn nuôi bò cũng bị thiệt hại rất nhiều. Thế nên càng phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.
Ngành chăn nuôi phải chịu rủi ro rất lớn do thể đạm độc
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)