1. Tạp chất trong nước
Đây là một kiến thức vật lý cơ bản: Hỗn hợp luôn có điểm nóng chảy thấp hơn chất tinh khiết. Điều này có nghĩa là nước càng nhiều tạp chất, đá càng dễ tan. Ở nhà, chúng ta thường sử dụng nước máy hoặc nước chưa qua lọc kỹ để làm đá. Trong nước có nhiều khoáng chất, vi sinh vật, khí hòa tan… tất cả những thứ đó khi đông lại sẽ khiến đá có cấu trúc yếu hơn, dễ tan hơn.
Ở nhà, chúng ta thường sử dụng nước máy hoặc nước chưa qua lọc kỹ để làm đá
Ngược lại, đá thương mại (dùng trong thực phẩm hoặc quán nước) thường được làm từ nước tinh khiết hoặc nước RO, loại bỏ gần như hoàn toàn tạp chất. Nhờ đó, đá có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, giúp giữ lạnh lâu hơn.
2. Phương pháp làm đá khác nhau
Đá trong tủ lạnh gia đình thường được làm bằng phương pháp đông tĩnh, tức là nước đứng yên trong khuôn và đông từ ngoài vào trong. Khi đông như vậy, các bọt khí và tạp chất bị “nhốt” lại bên trong, tạo thành những lỗ rỗng li ti – nguyên nhân khiến đá có màu trắng đục và dễ tan nhanh do diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn.
Phương pháp đóng đá tại nhà và tạ quán trà sữa cũng khác nhau
Trong khi đó, các máy làm đá chuyên dụng sử dụng phương pháp đông chảy – dòng nước chảy liên tục qua bề mặt làm lạnh. Nước sẽ kết tinh từ từ từng lớp một, giúp đẩy hết không khí và tạp chất ra ngoài, tạo ra những viên đá trong suốt như pha lê, có kết cấu đặc và cứng hơn, nên khó tan hơn rất nhiều.
3. Nhiệt độ làm đá khác nhau
Một yếu tố quan trọng khác chính là nhiệt độ đông đá. Tủ lạnh gia đình thông thường có nhiệt độ khoảng -18°C, đủ để làm đá, nhưng chưa thực sự lạnh sâu.
Trong khi đó, máy làm đá công nghiệp có thể đạt nhiệt độ từ -30°C đến -46.5°C, tạo ra đá có nhiệt độ thấp hơn ngay từ ban đầu, nên khi đưa vào nước mát hoặc đồ uống lạnh, đá giữ nhiệt lâu hơn và mất nhiều thời gian để tan chảy.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)