Cổng thành thông thường là con đường duy nhất để ra vào thành, cũng chính là biểu tượng của một thành trì. Đây là vành đai phòng thủ quan trọng nhất trong chiến đấu của người xưa, được phe phòng thủ xem trọng nhất, chắc chắn cần phải bố trí cẩn thận. Trên lầu cổng thành sẽ có lực lượng hùng hậu canh gác, các tướng sĩ bảo vệ cổng thành sẽ sử dụng những phương tiện như đá, cung tên, thậm chí là lửa, dầu sôi để phòng ngự kẻ địch công thành. Thường chỉ cần phá được cổng thành là nắm chắc được chiến thắng. Ngoài việc cổng thành thường được làm rất dày và chắc chắn thì việc cánh cổng mở vào trong cũng là một dụng ý kín đáo.
Trước hết phải nói một điều rằng, cấu trúc của cổng thành cổ và cổng thành hiện đại là khác nhau. Từ xa xưa, cổng có thể được coi là bộ mặt của một gia đình, thậm chí là một dòng họ. Có nhiều cấp bậc khác nhau nên cổng không được xây dựng theo ý muốn, vì vậy người xưa rất chú ý về việc xây cổng. Cửa thời xưa là những tấm gỗ đặc, được gắn vào phía trong khung cửa bằng chốt quay, nếu nó nằm về phía nào, thì cửa sẽ mở ra ở hướng đó, nếu như mở ra phía ngoài, thì không cần phải tấn công thành nữa, mọi người có thể từ bên ngoài trực tiếp tháo chốt, sau đó dỡ bỏ cánh cửa, vì vậy, người xưa sẽ không lắp cửa mở ra bên ngoài, như vậy chẳng khác nào mời người ngoài hoặc đạo tặc đến tháo cửa. Đó cũng là lý do từ xa xưa mới có câu nói “đẩy cửa đi vào” thay vì “đẩy cửa đi ra ngoài”.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của cổng và tường thành cổ là phòng thủ, bảo vệ người dân trong thành. Thông thường kẻ địch thường tấn công từ ngoài thành vào trong thành, nếu như cổng thành mở ra bên ngoài, vậy thì khi các binh sĩ đóng cửa, nhất định phải kéo vào phía trong, lúc này binh sĩ phòng thủ không có gì che chắn, hoàn toàn trở thành mục tiêu sống cho kẻ địch bắn tên; hơn nữa tình hình của binh sĩ phòng thủ rơi vào tầm mắt của kẻ thù, khoảng cách giữa kẻ địch càng gần, thì càng dễ bị kẻ địch tấn công thành trì, hai điểm này đều gây bất lợi cho binh sĩ phòng thủ trong thành.
Ngược lại, nếu như cổng thành mở vào phía trong, lúc đánh nhau nếu như muốn đóng cổng thành, binh lính phòng thủ chỉ cần đẩy cổng thành từ bên trong ra bên ngoài, là có thể đóng được, lúc này cánh cổng sẽ giống như một tấm khiên lớn, có thể bảo vệ cho các binh sĩ phòng thủ, từ đó giảm được tổn thất. Chưa kể, nếu tình hình không khả quan bên ngoài thành,muốn đóng cửa lại thì rất tốn sức, kéo cửa đương nhiên tốn sức nhiều hơn đẩy cửa, huống hồ cổng thành thường rất nặng.
Ngoài ra, khi đón tiếp khách vào thành, việc cổng thành mở vào bên trong sẽ đảm bảo phép lịch sự. Cổng mở vào trong, khách ở bên ngoài để bày tỏ sự chào đón đối với khách. Nếu cổng thành mở hướng ra ngoài, rất dễ va phải khách đang đợi bên ngoài, đồng nghĩa với việc từ chối khách ngoài cửa, rất mất lịch sự. Một phương diện khác, trong điều kiện bình thường khi mở cổng thành, cửa có thể tì sát vào tường bên trong, giảm chướng ngại vật cho mọi người khi di chuyển.
Cuối cùng, ngoài việc tăng cường khả năng phòng thủ thì còn lý do không kém phần quan trọng đó là bảo quản, giữ gìn cổng thành. Thời xa xưa các cổng thành đều được làm bằng gỗ, nếu mở ra bên ngoài thì cổng thành sẽ nằm trọn ngoài trời, lâu ngày gió mưa nắng gắt ăn mòn, rất nhanh bị mối mọt. Nếu cổng thành mở vào phía trong, hầu hết thời gian cửa gỗ nằm trong ngưỡng cửa của tường thành, tránh được cửa gỗ bị phơi dưới nắng gió mưa sa, từ đó có thể kéo dài được tuổi thọ sử dụng của cổng thành. Một khi cổng thành bị hư hỏng, sẽ mất rất nhiều thời gian để thay thế cũng như không thể lường trước được khả năng phòng thủ khi có biến cố xảy ra.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)