Tốc độ khám phá của con người chưa bao giờ dừng lại, họ muốn biết nhiều hơn về thế giới, chưa kể họ luôn tò mò về những điều chưa biết. Việc khám phá vũ trụ của con người cũng ngày càng mở rộng và tất nhiên đã thu được nhiều kết quả.
Đặc biệt, khi quá trình phát triển của con người ngày càng mở rộng, hệ sinh thái của Trái đất cũng bị thiệt hại đáng kể, ngày càng có nhiều nhà khoa học mong muốn tìm ra một "trái đất thứ hai" thích hợp cho con người sinh sống. Sau khi không ngừng khám phá, cuối cùng các nhà khoa học đã tìm thấy hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời nhưng giống Trái đất về nhiều mặt. Đây là một trong nhiều "siêu Trái đất" có khả năng hỗ trợ sự sống. Hành tinh này có tên là Kepler 22b.
Cho đến nay nhân loại đã phát hiện hơn 4.000 "siêu Trái đất". Trên thực tế, cái gọi là "siêu Trái đất" là chỉ một siêu hành tinh, tương tự như Trái đất về môi trường, nhưng khối lượng của nó cao hơn Trái đất. Và hành tinh Kepler 22b là một trong nhiều "siêu Trái đất" được nhân loại phát hiện. Nó lần đầu tiên được quan sát bởi kính viễn vọng Không gian Kepler của NASA vào năm 2009 và được công bố vào năm 2011. Nhà khoa học phát hiện ra nó tên là William Burrucci.
Theo dữ liệu mà William quan sát được, Kepler 22b nằm trong chòm sao Cygnus, cách Trái đất khoảng 638 năm ánh sáng, có đường kính gấp 2,4 lần Trái đất và chu kỳ quay vòng là 290 ngày Trái đất. Hành tinh này có khối lượng gấp 14 lần Trái đất, trọng lực cao tới 2,4G và được tính toán là có tuổi thọ 4 tỷ năm.
Thông qua nhiều quan sát, nghiên cứu và tính toán, các nhà thiên văn học đã tính được khoảng cách giữa Kepler 22b và ngôi sao chủ - chỉ bằng 85% khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái đất, điều đó có nghĩa là nhiệt độ bề mặt trung bình của Kepler 22b có thể là 22°C, tức là tương tự như Trái đất, và nhiệt độ này thích hợp với nước ở thể lỏng, đồng thời hành tinh này có thể là “ngôi nhà thứ hai” lý tưởng của chúng ta.
Chính vì điều này, vào tháng 12 năm 2011, NASA đã chính thức tuyên bố rằng "Kepler-22b là hành tinh đầu tiên trong vùng có thể sống được của một ngôi sao giống Mặt trời trong dự án Kepler". Nhưng một số nhà khoa học đã đặt câu hỏi rằng nếu Kepler 22b không có bầu khí quyển thì sao con người có thể tồn tại được? Nếu việc không có bầu khí quyển là thật thì nhiệt độ bề mặt của hành tình này chỉ là -11°C. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã đánh giá sau khi kết hợp dữ liệu quan sát và nhận thấy rằng Kepler 22b có bầu khí quyển là tương đối cao.
Phát hiện về hành tinh có sự sống cũng không phải là hoàn toàn vô vọng cho con người, nhưng dĩ nhiên không phải bây giờ. Dù sao chúng ta cũng không có công nghệ để có thể di chuyển tới đó nhanh khi hành tinh này cách Trái đất 638 năm ánh sáng, và việc di chuyển tới đó cũng không phải chuyện đùa. Nếu tính theo tốc độ của tên lửa hiện tại của nhân loại - 10km/s, con người phải mất hơn 18 triệu năm mới chạm tới được Kepler 22b, và khoảng thời gian này là quá dài đối với nhân loại. Hiện tàu vũ trụ nhanh nhất được nhân loại phát triển là tàu thăm dò Mặt trời Parker của NASA có thể đạt vận tốc tối đa tới khoảng 692.000 km/h, tương đương khoảng 192 km/s. Với tốc độ này, sẽ mất khoảng 1 triệu năm để đến được Kepler 22b.
Nhưng khoa học công nghệ của nhân loại đang phát triển rất nhanh, có thể cuối thế kỷ sau, hoặc hàng trăm nghìn năm sau, con người chỉ mất một cái chớp mắt là có thể chạm tới Kepler 22b. Nhưng có người cho rằng, “siêu Trái đất” này thực chất là một phiên bản già đi của Trái đất, bởi tuổi của Kepler 22b lớn hơn Trái đất khoảng 1,5 tỷ năm, theo sự phát triển của thuyết tiến hóa thì nó tương đương với thời điểm sự sống trên hành tinh này phát triển rực rỡ, các sinh vật đơn bào mới bắt đầu xuất hiện và Trái đất cũng mới bắt đầu có sự sống đa bào khi nó có sự sống thông minh.
Nhưng bất kể chúng ta có thể nhập cư vào hành tình này hay không, điều quan trọng nhất là việc phát hiện ra hành tinh Kepler 22b đã làm tăng niềm tin của nhân loại trong việc tìm kiếm một "Trái đất" khác và cũng là một khám phá lớn trong hành trình khám phá không gian vũ trụ của con người.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)