Muốn tích lũy lâu dài, nên gửi tiết kiệm hay mua vàng?
Các chuyên gia tài chính cho rằng giá vàng có xu hướng biến động mạnh, thường tăng nhanh nhưng cũng có thể giảm đột ngột, do đó không phải là kênh đầu tư ổn định dài hạn. TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị không nên vay tiền để đầu tư vào vàng vì rủi ro cao. Nếu muốn đầu tư vàng, chỉ nên sử dụng khoảng 1/3 số tiền tiết kiệm để đảm bảo an toàn tài chính.
Tiền mừng tuổi, tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm như thế nào để tăng lãi suất? (Ảnh minh hoạ)
So sánh giữa các kênh đầu tư, TS Hiếu đánh giá thị trường vàng đạt 7 điểm, chứng khoán 4 điểm, bất động sản 5 điểm, trong khi ngân hàng dù có lãi suất thấp nhưng ổn định nhất, đạt 8 điểm. Vì vậy, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được xem là phương án an toàn và có tính sinh lời ổn định hơn.
Nên gửi tiết kiệm thế nào để hưởng lãi cao nhất?
Từ đầu năm, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất huy động, khiến lãi suất tiết kiệm thấp hơn so với năm ngoái. Hiện tại:
- Kỳ hạn 1 tháng: Lãi suất dao động từ 1,7% - 4,2%/năm, cao nhất tại CBBank (4,2%).
- Kỳ hạn 3 tháng: Lãi suất từ 2% - 4,3%/năm, CBBank đứng đầu với 4,3%.
- Kỳ hạn 6 tháng: Mức lãi từ 3% - 5,1%/năm, CBBank dẫn đầu với 5,1%.
(Ảnh minh hoạ)
- Kỳ hạn 9 tháng: Lãi suất tối đa 5,2%/năm tại CBBank.
- Kỳ hạn 12 - 18 tháng: CBBank có lãi suất cao nhất ở 5,95%/năm, tiếp theo là Đông Á Bank, Vietbank, NCB với 5,4% - 5,8%/năm.
Sau các đợt điều chỉnh giảm lãi suất, nhiều chuyên gia dự đoán lãi suất tiết kiệm sẽ duy trì ở mức thấp ít nhất đến giữa năm 2025, sau đó có thể tăng nhẹ nhưng khó quay lại mức cao như giai đoạn 2022. Vì vậy, nếu muốn tối ưu lợi nhuận từ tiền nhàn rỗi, bạn có thể chọn kỳ hạn dài hơn hoặc gửi tiết kiệm online để hưởng lãi suất tốt hơn.
Elly (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)