Đề xuất này dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 9 nhóm đối tượng, bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; sĩ quan công an; hạ sĩ quan nghiệp vụ công an; chuyên môn kỹ thuật công an; sĩ quan quân đội; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân quốc phòng và công nhân công an.
5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới áp dụng cho các đối tượng này (Ảnh minh hoạ)
Hệ thống lương mới được thiết kế với 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp, thay thế hoàn toàn cách tính lương hiện tại. Thay vì dựa trên lương cơ sở và hệ số, mức lương sẽ được ấn định cụ thể bằng số tiền cố định cho từng vị trí việc làm.
Đây là sự tiếp nối và cụ thể hóa Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, hướng đến xây dựng một hệ thống lương công bằng, hợp lý và phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN. Mục tiêu là tiệm cận dần với mức lương của khu vực doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách nhà nước.
Việc hoàn thiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm cũng là một ưu tiên quan trọng, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xác định bảng lương mới. Điều này hướng đến một nền công vụ chuyên nghiệp hơn, hiệu quả và minh bạch trong công tác trả lương.
(Ảnh minh hoạ)
Hiện tại, đề xuất cải cách tiền lương vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và đánh giá. Dự kiến, đề xuất này sẽ được trình lên Trung ương xem xét sau năm 2026. Nếu được thông qua, chính sách tiền lương mới này sẽ tạo ra bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
T.Hà (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)