Trong "Tây Du Ký", khi kể về con đường khổ luyện của Tôn Ngộ Không quả thật là một huyền thoại. Khi xưa hắn là một con khỉ được sinh ra từ hòn đá, có ước mơ cao đẹp và dũng cảm tu hành. Vì muốn trường sinh bất lão, không bị ức hiếp nữa, hắn đã vượt đại dương đến một nơi cách xa vạn dặm để tìm thầy học đạo.
Sau khi Tôn Ngộ Không học được 72 phép thuật và cân đẩu vân của Bồ Đề Tổ Sư, hắn đã trở nên kiêu ngạo và hống hách, kết giao với những yêu quái lợi hại như Ngưu Ma Vương và những yêu vương khác. Chưa dừng ở đó, Tôn Ngộ Không còn gây náo loạn địa phủ, xóa sổ sinh tử. Hắn cũng tới thủy cung của Long Vương ở Đông Hải để lấy bảo bối như gậy như ý kim cô bổng, bộ khuê giáp, mũ kim khôi, giày kim cang huyền thiếc. Chính vì điều này mà Long Vương và Diêm Vương đã kiện Tôn Ngộ Không lên Thiên đình, khiến Ngọc Hoàng phải cử người đến bắt hắn ta.
Mặc dù Long Vương và Diêm Vương có pháp luật lợi hại, cai quản vùng biển lớn và âm phủ nhưng lại trông như những kẻ ngốc trước Tôn Ngộ Không, họ chỉ biết nhận thua. Nhưng dù sao thì Long Vương và Diêm Vương cũng đang làm việc cho Thiên đình, và được Ngọc Hoàng - người cai quản Tam giới hậu thuẫn. Sau khi bị Tôn Ngộ Không bắt nạt nên đã cùng nhau cầu cứu Ngọc Hoàng, đồng thời kể tội "Đại Thánh", đó cũng là nguyên nhân khiến con khỉ bị Thiên đình bắt giữ.
Trong tác phẩm "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không nhiều lần bị bắt và không còn khả năng phản kháng, nhưng điều rất lạ là Ngọc Hoàng lại không trả lại công bằng cho Diêm Vương và Long Vương. Khi bị bắt và bỏ vào lò bát quái, Tôn Ngộ Không lúc này không còn sức phản kháng, nhưng Ngọc Hoàng không thu lại gậy như ý (bảo vật này vốn là khối thần thiết do Thái Thượng Lão Quân chín lần nấu luyện, sau này được Đại Vũ đã đem đi trị thủy và ném vào Đông Hải từ đó gậy như ý còn có tên gọi là Định Hải thần châm) để trả cho chủ sở hữu trước đó là Long Vương. Kết quả là sau khi thoát ra khỏi lò bát quái, hắn vẫn cầm gậy và làm loạn trong Thiên cung.
Ngay cả khi hắn bị Như Lai trấn áp dưới núi Ngũ hành 5 trăm năm, phải nằm bất động, việc lấy lại gậy như ý cũng rất dễ dàng nhưng Ngọc Hoàng lại không hề có ý định trả bảo vật về cho biển Đông Hải, tại sao vậy?
Câu trả lời là Long Vương hoàn toàn không quan tâm đến chiếc gậy như ý. Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi nói như vậy, nhưng trong nguyên tác "Tây Du Ký" có câu: “Đó là một cây gậy được Đại Vũ dùng để đo độ sâu của sông và biển nhằm kiểm soát mực nước". Dường như gậy như ý trong tay người khác chỉ là một dụng cụ làm thước đo chứ không phải là binh khí lợi hại.
Điều này có thể thấy rằng Long Vương không coi trọng bảo vật này nên cũng không hề muốn lấy lại. Vì vậy, việc Long Vương đã kiện Tôn Ngộ Không lên Thiên đình chỉ vì muốn lấy lại danh dự sau khi bị bắt nạn chứ thực ra không muốn lấy lại những thứ bảo bối đó.
Nếu bản thân Long Vương cũng như người bình thường, không màng đến quyền lợi của chính mình, đương nhiên Ngọc Hoàng cũng sẽ không lo lắng cho vua của Long tộc mà thu cây gậy như ý trả lại cho Đông Hải.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)