Từ xa xưa, bất kể ai và thuộc tầng lớp nào khi qua đời, họ đều phải che mặt bằng vải. Phong tục này đã được truyền lại, vậy lý do là gì?
1. Có sự khác biệt giữa ngoại hình của một người trước và sau khi chết
Khi con người chết đi, khí huyết không còn lưu thông, vì thế sự hồng hào trên gương mặt sẽ biến mất. Việc che đi gương mặt người đã khuất giúp những người còn sống không cảm thấy sợ hãi.
2. Con người có xu hướng thay đổi cơ thể sau khi chết, chẳng hạn như phân hủy
Khi thi thể tiếp xúc lâu ngày với không khí, một lượng lớn vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người đã khuất. Che phủ bằng vải có thể ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào người chết một cách hiệu quả. Ngoài ra, dù thi thể có bị phân hủy hay không thì vi khuẩn có hại cũng sẽ sinh ra, người cúng rất dễ bị lây nhiễm. Vì vậy, sau khi chết, tấm che có thể bảo vệ cả người chết và người sống.
Việc che đi gương mặt người đã khuất giúp những người còn sống không cảm thấy sợ hãi.
3. Phòng ngừa hiện tượng “chết giả”
Thời xa xưa, khi y học chưa phát triển, người ta sợ chôn nhầm người nên để xác ở nhà một thời gian, rồi dùng tấm vải trắng che mặt và thi thể người đã khuất. Lớp vải mỏng, màu trắng sẽ dễ dàng lay động khi có hơi thở nên giúp thân nhân có thể phát hiện kịp thời nếu người đó tỉnh lại. Hiện nay kỹ thuật y học rất tiên tiến, phát triển nên rất ít khi có những chẩn đoán sai về điều này.
4. Tôn trọng người chết
Quan niệm truyền thống là sau khi một người mất đi, họ sẽ đến một thế giới khác, và tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc đời phải còn lại trong trái tim những người thân. Việc che mặt bằng khăn sau khi chết là để người sống nhớ tới vẻ đẹp của người đã khuất.
5. Vấn đề tâm linh
Khi vừa tắc thở, người chết được xem như vừa trải qua một giấc mộng. Và giấc mộng này chính là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp sống mới. Việc che mắt sẽ giúp linh hồn người đó được thanh thản, yên ổn mà sang thế giới bên kia. Người chết sẽ không còn phải lưu luyến vấn vướng với thể giới này, việc đầu thai chuyển kiếp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
BL (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)