Khi ly hôn, cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định pháp luật. Vậy, trong trường hợp, ly hôn mỗi người nuôi một con thì có phải trợ cấp cho con nữa không? Quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?
Cấp dưỡng là gì?
Cấp dưỡng của cha mẹ sau khi ly hôn là người không trực tiếp nuôi con phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con cái do mình không trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp con cái là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, con mất năng lực hành vi dân sự.
Cha hoặc mẹ người mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. (Theo Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014)
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ với con cái được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy, tho quy đinh trên thì việc cấp dưỡng sẽ được áp dụng với người không thực hiện việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ góp một phần để cho người trực tiếp nuôi con đảm bảo chăm sóc, nuôi dưỡng con phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, các trường hợp sau khi ly hôn, con cái được hưởng trợ cấp là:
Cha, mẹ cấp dưỡng cho con chưa thành niên;
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợpkhông sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Quy định trên đầy tính nhân văn và phù hợp với thực tế, xét về mặt tình cảm cũng như trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ thì trong trường hợp con chưa đủ 18 tuổi và dù đã đủ 18 tuổi nhưng không thể tự nuôi sống bản thân thì cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
(Ảnh minh họa)
Mức cấp dưỡng là bao nhiêu
Điều 116 Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014 không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nhưng căn cứ trên thu nhập thực tế của cha/mẹ và nhu cầu thiết yếu của con, cha, mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp cho con và Tòa án chỉ giải quyết và chỉ định mức trợ cấp khi hai bên bố mẹ khôn thỏa thuận được.
Do đó, mức cấp dưỡng bao nhiêu là do bố mẹ có thể thỏa thuận nhưng vẫn phải đáp ứng sao đảm bảo đươc những nhu cầu tối thiểu của con, nếu hai bố, mẹ không thỏa thuận được thì sẽ theo phán quyết của Tòa án. Khi đã có bản án kết luận của Tòa án thì bố, mẹ có nghĩa vụ thực hiện theo bản án đó, không được trái. Trừ trường hợp không còn phù hợp nữa thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi lại mức cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng sẽ thay đổi tùy vào nhu cầu thiết yếu của con, càng lớn con càng cần mức cấp dưỡng cao hơn do nhu cầu ăn uống và học hành tăng theo phù hợp với thực tế, và vì thế mức cấp dưỡng theo đó cũng tăng lên. Hoặc cha/mẹ vì lý do nào đó, thu nhập giảm sút nghiêm trọng không có khả năng duy trì hoặc nâng cao mức trợ cấp thì cha và mẹ thỏa thuận về mức trợ cấp dành cho con. Tòa án chỉ giải quyết khi hai bên có tranh chấp không thống nhất được mức cấp dưỡng.
Ly hôn mỗi người nuôi một con thì có phải trợ cấp cho con nữa không?
(Ảnh minh họa)
Pháp luật đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ với con mà mình không trực tiếp nuôi dưỡng và cha mẹ có thể thỏa thuận về mức dưỡng cho con, chỉ khi không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết. Như vậy nếu đứng từ góc độ hiểu pháp luật thì mặc dù mỗi người đã nuôi một con nhưng vẫn phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con còn lại mà mình không trực tiếp nuôi dưỡng. Nhưng xét dưới góc độ thực tế thì rõ ràng, mỗi người nuôi một con thì tức là mỗi người đang có trách nhiệm với mỗi con của mình, nghĩa vụ nuôi con đang được chia đều nên nếu thêm phần cấp dưỡng phần nào sẽ tạo gánh nặng nhất định của cha, mẹ và quyền và lợi ích của mỗi con phần nào bị ảnh hưởng. Do đó, từ quy định pháp luật và thực tế xét xử, khi mỗi người nhận nuôi một con thì việc cấp dưỡng cho sẽ căn cứ vào:
Thỏa thuận của cha, mẹ, nếu cha hoặc mẹ có điều kiện kinh tế, thu nhập tốt hơn người kia và xét thấy bên còn lại cần sự hỗ trợ, giúp đỡ để con cái có cuộc sống đầy đủ, ổn định thì cha và mẹ thỏa thuận để cấp dưỡng cho con.
(Ảnh minh họa)
Theo quyết định của Tòa án, khi trách nhiệm nuôi con được phân chia đều cho các bên mà một bên vẫn yêu cầu bên kia cấp dưỡng nhưng không thỏa thuận được và yêu cầu Tòa án giải quyết thì căn cứ vào thu nhập thực tế của các bên, nhu cầu cấp dưỡng của con để ra quyết định. Trường hợp này, nếu như một trong hai bên khi nuôi con gặp nhiều khó khăn trong thu nhập, cũng như sự chênh lệch lớn giữa điều kiện cuộc sống, học tập của hai con do hai bố mẹ nuôi dưỡng thì bên có thu nhập tốt hơn có trách nhiệm cấp dưỡng cho con do mình không trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này phần nào thể hiện sự công bằng và góp phần đảm bảo quyền và lợi cho con.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)