1. Cúng Rằm tháng Giêng 2025 ngày, giờ nào đẹp nhất?
Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm vào ngày chính Rằm là tốt nhất, bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất, hội tụ nhiều phúc khí, và Đức Phật giáng lâm độ trì chúng sinh.
Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 dương lịch (ngày Nhâm Tý). Đây là ngày Hoàng đạo, hành Kim, rất cát lành và thích hợp cho việc cúng Rằm.
Ngoài ra, ngày 14 tháng Giêng (thứ Ba, 11/2/2025 dương lịch, ngày Tân Hợi) cũng được đánh giá là ngày đẹp để cúng Rằm.
2. Giờ hoàng đạo để cúng Rằm tháng Giêng 2025
Rằm tháng Giêng 2025 nên cúng trong nhà hay ngoài trời? (Ảnh minh hoạ)
Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng)
Quý Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường
Bính Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh
Mậu Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long
Kỷ Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường
Ngày 14 tháng Giêng
Nhâm Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Giáp Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Ất Mùi (13h-15h): Minh Đường
Mậu Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
3. Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?
Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng có sự khác nhau. Có nơi chỉ cúng trong nhà, có nơi kết hợp cúng trong nhà và ngoài trời.
(Ảnh minh hoạ)
Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà
Chuẩn bị mâm cúng gia tiên với các món ăn truyền thống như gà luộc, hoa quả, xôi gấc... Ngoài ra, nên có thêm bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường để cầu mong cuộc sống suôn sẻ.
Mâm cúng được đặt dưới bàn thờ. Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng cần được chuẩn bị trước.
Nếu gia đình theo đạo Phật, có thể cúng thêm mâm cỗ chay và thực hiện các nghi lễ đầy đủ thể hiện sự thành kính.
Cúng Rằm tháng Giêng ngoài trời
Mang ý nghĩa cúng trời đất, thần linh cai quản năm, khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên.
Nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.
Mâm cúng ngoài trời có thể là mâm hoa quả, bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.
* Thông tin mang tính chất chiêm nghiệm
Elly (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)