Phương pháp này không chỉ giúp bạn kiểm soát được thu, chi để có khoản tiết kiệm, mà còn hoạch định được tài chính cho gia đình tháng tới và đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Sử dụng sổ tay
Có thể bạn bị bao vây bởi quá nhiều thiết bị cùng một lúc mà bạn không biết bắt đầu từ đâu. Chà, chúng tôi đề xuất đặt công nghệ đó sang một bên và quay lại phương pháp viết cũ. Lấy một cuốn sổ và một cây bút và bắt đầu viết. Các nghiên cứu cho thấy bạn sẽ ghi nhớ nhiều thông tin hơn nếu bạn thực sự viết xuống từng chữ cái thay vì gõ chúng trên màn hình.
Bước 2: Lập kế hoạch thu nhập hàng tháng
Viết ra tất cả các nguồn thu và số tiền kiếm được trong một tháng. Tạo bốn cột mô tả các tuần trong tháng. Bạn có thể lập bảng cho mỗi tuần hoặc viết ra bằng gạch đầu dòng, cột hoặc bất cứ thứ gì để giúp bạn ghi nhớ tốt.
Vào đầu tháng, hãy viết thu nhập bạn chắc chắn nhận được bằng màu đỏ. Những khoản thu nhập bổ sung ghi lại bằng màu xanh. Ghi chép lại từng đồng bạn có được, dù là tiền lương, hàng hóa bán được hay khoản nợ đã trả...
Bước 4: Kế hoạch chi tiêu
Bạn cần thắt chặt chi tiêu hàng tháng để có thể đạt được số tiền tiết kiệm như kế hoạch. Do đó, bạn hãy viết các chi phí cố định mà bạn cần chi trong tháng như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại, internet.
Bước 5: Kế hoạch cho chi phí còn lại
Số tiền còn lại sau khi trừ các khoản chi tiêu thông thường và số tiền tiết kiệm, chính là khoản bạn có thể chi tiêu. Khoản này nên được chia thành bốn loại:
- Chi phí sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng.
- Chi phí cho văn hóa, giáo dục: vé dự triển lãm hoặc các khóa học.
- Chi phí cho giải trí: bạn cần ghi lại từng bữa trưa hoặc bữa tối đã chi tiêu.
- Chi phí phát sinh: Thứ không phù hợp với danh mục nào ở trên.
Tỷ lệ mức chi cho 4 loại trên tùy thuộc vào bạn.
Bước 6: Vạch ra chiến lược tương lai
Tiết kiệm tiền cần vạch ra chiến lược tương lai để thực hiện
Đến cuối tháng bạn hãy tổng kết xem mình có thực hiện đúng kế hoạch không. Từ đây bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm để lập kế hoạch tài chính tháng sau tốt hơn.
Sau khi bạn đã viết ra tất cả thu nhập, chi phí và khoản tiết kiệm của mình, hãy để một cuốn sổ thứ hai, nhỏ hơn bên mình. Bạn nên mang theo nó mọi lúc mọi nơi. Viết tất cả những gì bạn chi tiêu vào đó, kể cả chỉ là một thanh kẹo vài nghìn đồng.
Hãy lập danh sách mua sắm mỗi khi đi mua hàng tạp hóa - nó sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình.
BL (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)