Ngày 30 sau khi gia đình chuẩn bị xong, tắm rửa đón giao thừa thì mọi việc cỗ cúng cho mùng 1 cũng đã xong, quần áo cũng đã được giặt rũ sạch sẽ không để qua năm sau. Còn đã sang ngày Mùng 1, Mùng 2 thì không giặt rũ nữa. Ngày mùng 1 cũng là ngày đầu năm mới nên nghỉ ngơi vui chơi để cả năm thuận buồm xuôi gió vạn sự hanh thông không vất vả khổ sở.
Tại sao phải kiêng giặt quần áo?
Giặt quần áo tức là dùng tới nước. Mà nước có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Người xưa nói sơn quản nhân đinh thủy quản tiền. Tức là thế núi phong thủy sau nhà quản việc nhân khẩu trong gia đình, còn thế nước trong nhà quản tài lộc tiền bạc. Ai cũng mong một năm thuận lợi làm ăn tài lộc giàu có. Việc rò rỉ thất thoát nước biểu trưng cho việc hao tài tốn của, thất thoát tiền bạc. Do đó giặt quần áo ngay sáng mùng 1 là đổ nước đi, làm hao tổn tài lộc, làm mát mát tiêu sản. Bởi vậy quần áo có bẩn thì nên để lại sau đó giặt sau. Người xưa quan niệm ngày mùng 1 đầu năm làm gì thì cả năm sẽ theo đó mà tài vận tới hay rủi tới. Thế nên ngày mùng 1 mà đã tiêu tốn nước tức tiêu tốn tiền thì cả năm sẽ theo đó mà tốn kém hao tổn tài lộc. Vì thế ngày mùng 1 nên tránh dùng nhiều nước, tránh hao tổn nước, tránh chuyện buồn, chuyện mất mát.
Hơn nữa theo quan niệm dân gian thì ngày 1, 2 là dịp sinh nhật thủy thần tức thần nước. Đó là ngày thần nghỉ ngơi. Do đó giặt quần áo ngày mùng 1 Tết là kinh động đến vị thần đang nghỉ ngơi nhân dịp sinh nhật. Hành động đó bị xem là đại kỵ sẽ bị trách phạt. Hơn nữa giặt rũ quần áo là xả bẩn vào nước, bất kính với thần dịp quan trọng của thần. Thủy thần là vị thần liên quan tới quản lý tiền bạc tài lộc và sự giàu có của mỗi gia đình. Do đó ai cũng tôn kính vị thần này không muốn làm vị thần phật ý có thể mang tới xui xẻo nghèo túng cả năm. Hơn nữa thần đã làm việc cả năm, cũng là lúc nên để thần nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới tốt lành nhiều tài lộc, thuận lợi cho gia chủ, và mang lại nhiều may mắn phước lành hơn.
Từ hai lý do trên mà người xưa dặn con cháu là tránh không được giặt quần áo vào ngày mùng 1 mùng 2 Tết. Thế nên lỡ có quần áo bẩn bạn nên để lùi lại vài hôm hãy giặt.
Một số kiêng kỵ khác liên quan tới áo quần ngày năm mới
Tránh khâu vá, kim chỉ: Những ngày đầu năm cũng không nên dùng kim chỉ và may vá vì sẽ mang lại xui xẻo khổ sở cả năm, mang lại sát khí không thuận. Đặc biệt dùng kim chỉ ngày đầu năm không may đâm phải tay chảy máu là mang điềm dữ không tốt cho phong thủy thế nên tránh xa kim chỉ ngày đầu năm sẽ tốt lành.
Không nên mặc quần áo toàn đen hoặc toàn trắng: Hai màu sắc này là màu của đám tang và u ám, thế nên theo người xưa ngày đầu năm không nên mặc những sắc màu này. Nên chọn sắc màu tươi sáng như đỏ, vàng, xanh, và màu hợp với bản mệnh của mình.
Đầu năm mới nên sắm sửa quần áo mới màu sắc vui vẻ tươi vui nhưng thuận tiện trang nhã phù hợp với truyền thống và tập tục văn hóa địa phương để giúp bạn trở nên xinh đẹp vui vẻ và hài hòa đón Tết nhiều niềm vui và thoải mái,tránh dị nghị, tránh phiền lụy không hay.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)