Đó chính là nấm rơm - một loại thực phẩm sạch, cao cấp và rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm mà ít calo... Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ - USDA National Nutrient Database, tính theo trọng lượng tươi, nấm rơm chứa khoảng 2.66 – 5.05 % protein. Trong hàm lượng protein này có đầy đủ 19 loại acid amin. Trong 19 acid amin này thì 8 loại đầu là các acid amin không thay thế (cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được). Các acid amin không thay thế chiếm đến 38.2% trong tổng lượng acid amin ở nấm rơm. Tỷ lệ này cao hơn so với ở thịt lợn, thịt bò, sữa bò, trứng gà... Giá bán nấm rơm khoảng từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/kg.
Nhiều người đã ăn nấm rơm, nhưng loại nấm này được trồng, thu hoạch, sơ chế, bảo quản ra sao thì chưa nhiều ngời biết.
Về giống nấm
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng nấm rơm khác nhau, đại trà là dòng cao sản cho sản lượng tốt, quả to, màu nâu đen, có thể để ở ngoài cả ngày không bị hỏng.
Loại thứ 2 ít người biết đến hơn đó là chủng VTC của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nấm ăn, nấm dược liệu - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Loại này thuộc dòng nấm rơm ngon nhất và nhiều dinh dưỡng nhưng nhược điểm nhanh hỏng nếu không sơ chế kịp thời.
Cách trồng
Xử lý rơm rạ, ngâm, ủ đống, tãi,… trong quy trình trồng nấm rơm.
Đống ủ có thể đạt trên 80 độ.
Sau nhiều bước thì rơm sẽ được chuyển vào khu trồng nấm.
Meo cấy của nấm rơm được chuẩn bị trước, giống nấm VTC thuần chủng và khoẻ mạnh.
Tách meo giống thành từng miếng nhỏ, chú ý không làm dập tơ nấm quá nhiều nếu không sẽ ảnh hưởng tới sản lượng sau này.
Cấy nấm vào rơm.
Nấm rơm chuẩn bị nở ô để thu hoạch.
Một thời gian sau thì thu hoạch. Nấm được cắt chân gọn gàng, sạch sẽ, sau đó đem đi sơ chế.
Thu hoạch
- Thường được thu hoạch vào giai đoạn hình trứng bầu dục, để tốt nhất là giai đoạn vừa nở ô, có hình chuông (còn gọi là giai đoạn "button" hoặc "pinhead").
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nấm rơm ở giai đoạn này có hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất, và các hợp chất chống oxy hóa cao hơn so với các giai đoạn phát triển khác. Đặc biệt, còn có chất chống lão hóa mang tên L – ergothionrine, chất này chỉ có ở nấm và không bị mất đi trong quá trình chế biến. Ăn nấm nhiều còn có tác dụng làm đẹp cho làn da của cơ thể.
Bảo quản khi mua nấm rơm tươi
Bước 1: Rửa nhanh nấm và để ráo.
Bước 2: Đun nước sôi rồi thả nấm vào nấu khoảng 2 phút, nếu quả nấm to thì 3 phút.
Bước 3: Ngâm nhanh vào nước lạnh và thay nước 2 lần, sau đó để ráo.
Bước 4: Hoà tan muối và nước lọc nêm như nấu canh.
Bước 5: Thả nấm vào hộp sao cho nước ngập qua nấm.
Bước 6: Cho hộp nấm vào ngăn mát cạnh quạt gió tủ lạnh bảo quản được 3-5 ngày (nhiệt độ dưới 5 độ), tủ đông được 1-3 tháng.
Theo Facebook: Thu Trang
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)