Nữ Chủ tịch VinFast là cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại Thương
Nữ Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy là gương mặt quen thuộc trong giới kinh doanh. Nữ doanh nhân sinh năm 1974 sở hữu sự khéo léo, mềm mại và nữ tính nhưng không kém phần quyết đoán, thể hiện bản lĩnh của người đứng đầu.
Chủ tịch VinFast Lê Thị Thu Thủy từng tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương.
Bà Lê Thị Thu Thủy tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế của Trường Đại học Ngoại Thương, sở hữu bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) của Trường Đại học Quốc tế Nhật Bản. Ngoài ra, bà còn có chứng chỉ Chuyên gia phân tích Đầu tư Tài chính (CFA). Với tài năng và nỗ lực, bà Thủy không chỉ có sự nghiệp thành công mà còn để lại nhiều dấu ấn và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế - tài chính đất nước.
Không chỉ ngưỡng mộ sự nghiệp của bà Thủy, nhiều người còn dành sự quan tâm đến Trường Đại học Ngoại Thương - "cái nôi" đào tạo nữ tướng VinFast, bởi đây là một trong những đại học hàng đầu Việt Nam cả về chất lượng đào tạo lẫn cơ sở vật chất.
Trường top đầu đào tạo về lĩnh vực kinh tế
Tiền thân của Trường Đại học Ngoại Thương là Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (Kinh Tài), nơi đào tạo cán bộ đại học đầu tiên của Việt Nam cho ngành Ngoại giao - Ngoại thương. Trường ra đời năm 1960, khởi nguồn từ bộ môn Ngoại thương thuộc Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, tập trung vào kinh tế đối ngoại. Đến năm 1962, trường chính thức tách ra và mang tên Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương, tích hợp cùng Học viện Ngoại giao.
Năm 1967, Trường Đại học Ngoại Thương chính thức được thành lập và trực thuộc Bộ Ngoại thương. Sau đó, trường chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp vào năm 1985 và tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1984 cho đến nay.
Trường Đại học Ngoại Thương có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 2,7ha, nhưng đầy đủ các cơ sở vật chất như nhà giảng đường, ký túc xá, nhà đa năng.
Năm 2009, trường khánh thành tòa nhà đa năng (nhà A) 12 tầng phục vụ học tập và làm việc, với tổng diện tích sàn 11.000m2. Nhà A gồm 32 giảng đường và 12 phòng làm việc được trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại.
Bên cạnh đó, khuôn viên trường còn có các tòa nhà D, E, F, G, H; VJCC; Ký túc xá 1, 2, nhà thể dục thể thao và các khu vực khác phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh, sinh viên và cán bộ. Trong đó, Tòa nhà VJCC cao 3 tầng được xây dựng dựa trên nguồn vốn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản và khánh thành vào năm 2001. Đây là nơi phục vụ hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế.
Nhà D cao 2 tầng, ban đầu là nơi tổ chức các sự kiện và hội trường của trường. Từ năm 2021, Nhà D đã trở thành nơi trao đổi quốc tế về học tập, văn hóa, không gian sáng tạo và tiếp cận với tổ chức doanh nghiệp trong nước và quốc tế của sinh viên FTU.
Thư viện của trường tọa lạc ở Tòa G, được thành lập từ năm 1967 và đã bắt đầu ứng dụng công nghệ số hóa từ năm 2011.
Trường Đại học Ngoại thương có ngành truyền thống và có thế mạnh về kinh tế, kinh doanh thuộc các lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi vi (ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế), Kinh tế doanh và quản lý (ngành Quản trị kinh doanh, ngành Kế toán, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế), Nhân văn (ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản, chuyên ngành Ngôn ngữ Trung, chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp), Pháp luật (ngành Luật), Du lịch và Khách sạn (Quản trị khách sạn). Ngoài ra, trường tiếp tục phát triển thêm các ngành mới thuộc các lĩnh vực trên và các ngành sang các lĩnh vực mới như lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin; báo chí và thông tin; nghệ thuật và một số lĩnh vực khác.
Trường Ngoại thương ở khu đất nhỏ, chỉ rộng 2,73 hecta, tương ứng với 27.300 m².
Với đào tạo sau đại học, trường cung cấp các chương trình thạc sĩ, nghiên cứu sinh và tiến sĩ. Theo thông tin năm 2019, chương trình Thạc sĩ bao gồm 8 chuyên ngành là Kinh tế quốc tế (MIE), Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế, Điều hành cao cấp (EMBA), Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh thương mại, Luật Kinh tế và Chính sách và Luật Thương mại Quốc tế (MITPL).
Năm 2020, trường có 18 chương trình liên kết đào tạo với hơn 20 trường đối tác từ 10 quốc gia, trong đó có 8 chương trình đào tạo bậc cử nhân và 10 chương trình đào tạo bậc thạc sĩ. Trường Đại học Ngoại Thương còn liên kết với gần 200 trường quốc tế và trao đổi sinh viên với gần 100 trường.
Nhiều năm qua, việc bước vào cánh cổng Trường Đại học Ngoại thương vẫn là ước mơ của nhiều học sinh. Bởi lẽ, ngôi trường này luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo với các yêu cầu cao về đầu vào. Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn đầu vào cao. Trong đó, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên ngành Tiếng Trung thương mại, tổ hợp D0 có điểm chuẩn cao nhất với 28,5 điểm. Xếp thứ hai là các ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn và Marketing với mức điểm 28,1, tổ hợp gốc A00.
Ngoài ra, trường có đến 7 ngành trên tổng số 15 ngành có mức điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 từ 28 điểm trở lên. 95% chỉ tiêu có ngưỡng điểm trúng tuyển trên 27 điểm.
Mục tiêu của Trường Đại học Ngoại thương là trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, cung cấp các sản phẩm xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, đồng thời nằm trong nhóm 300 đại học hàng đầu khu vực Châu Á vào năm 2030.
Là một trong những trường về lĩnh vực kinh tế hàng đầu Việt Nam, trường Đại học Ngoại thương đào tạo nên nhiều chuyên gia kinh tế, doanh nhân nổi tiếng. Ngoài doanh nhân Lê Thị Thu Thủy, đây còn là "cái nôi" đào tạo Hùng Đinh - CEO của Design Bold, bà Thanh Nguyễn - Nhà sáng lập kiêm CEO mạng tuyển dụng Anphabe...
Ngoài ra, đây cũng được mệnh danh là "trường đại học của Hoa hậu" khi có nhiều nàng Hậu từng theo học. Trong đó có thể kể đến Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh, Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019 Lương Thùy Linh…
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)