Hiện nay, khu vực có chỉ số IQ trung bình cao nhất là Đông Á, nơi chỉ số IQ trung bình của người dân có thể lên tới 105. Sau đó là người châu Âu và các dân tộc khác. Rút ra kết luận này đòi hỏi nhiều tiêu chí. Hiện tại có ba tiêu chuẩn quốc tế để đo chỉ số IQ của người dân trong một khu vực. Một là số người đoạt giải Nobel trong khu vực, hai là thành tích học tập của học sinh tiểu học, ba là chỉ số IQ trung bình.
Trước đây, các nhà nghiên cứu ở Anh đã từng thực hiện một loạt các nghiên cứu, khảo sát để đưa ra một bảng xếp hạng chỉ số IQ của các khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng bảng xếp hạng này có phần thiên vị khi một số khu vực có nhiều người thông minh cụ thể như Israel - quốc gia có đông đảo người Do Thái không hề góp mặt. Dẫu vậy, điều thú vị là trong top 5 của bảng xếp hạng này có đến 3 quốc gia đến từ Đông Á. Từ góc độ này, danh sách này là phù hợp với lẽ thường.
Khi đánh giá các quốc gia, các nhà nghiên cứu đằng sau họ chú ý nhiều hơn đến sức mạnh tổng thể. Nghĩa là, ba tiêu chí nêu trên được kết hợp lại để xác định ưu và nhược điểm. Theo tiêu chuẩn đánh giá như vậy, Nhật Bản đứng đầu.
Nhật Bản được xếp hạng đầu tiên bởi đất nước này không chỉ dẫn đầu Đông Á về số lượng người đoạt giải Nobel mà còn đứng thứ sáu trên toàn thế giới. Với chỉ số IQ trung bình 105, Nhật Bản vượt trội hơn hầu hết các quốc gia khác và xếp thứ năm về thành tích học tập của học sinh tiểu học. Điều này phần nào phản ánh tinh thần làm việc chăm chỉ và tính kỷ luật nổi tiếng của người Nhật.
Đứng thứ hai là Thụy Sĩ, quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế vững chắc và là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Sự ổn định kinh tế cùng với chính sách trung lập đã giúp Thụy Sĩ sở hữu mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Trung Quốc tự hào đứng ở vị trí thứ ba, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ để trở thành cường quốc kinh tế chỉ trong vài thập kỷ. Mặc dù số lượng người đoạt giải Nobel của Trung Quốc chưa thực sự nhiều, nhưng với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực công nghệ, văn học và y học, tương lai rõ ràng là rất hứa hẹn.
Bảng xếp hạng còn ghi nhận Hoa Kỳ và Hà Lan ở vị trí thứ tư và thứ năm. Mỹ nổi bật với số lượng người đoạt giải Nobel chiếm tới 70% tổng số người đoạt giải trên toàn thế giới, trong khi Hà Lan được biết đến nhiều hơn với chất lượng cuộc sống và các sản phẩm độc đáo.
Cuối cùng, có thể thấy mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh riêng và bảng xếp hạng này chỉ nên được xem như một tham khảo thú vị chứ không nên quá coi trọng.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)