Bơi lội không chỉ giúp làm mát cơ thể, ngoài ra còn giúp bạn giảm cân hiệu quả. Nhưng bể bơi là nơi thường xuyên được sử dụng, nước có sạch và an toàn hay không rất khó được đảm bảo, lượng lớn vi khuẩn mang mầm bệnh khác nhau cũng dễ dàng sinh sôi nảy nở trong môi trường nước, còn người bơi cũng khó tránh khỏi đôi khi bài tiết những tạp chất vào trong bể nước, như lông tóc, nước mũi, mồ hôi, thậm chí là nước tiểu.
1, Chất lượng nước trong bể bơi bao hàm lượng lớn nguồn gốc các chất kích thích gây ra bệnh viêm mũi. Nếu thể chất thuộc dạng dễ bị dị ứng, có thể uống các loại thuốc phù hợp ở thời điểm trước và sau khi bơi, thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả, đồng thời có thể đeo thêm các vật dụng phòng hộ, tránh nước vào khoang mũi.
Lúc bị sặc nước nhất định không được ra sức xì mũi, nếu không sẽ gây giãn mao mạch, những thứ bẩn sẽ qua đường tai đi thẳng vào bên trong tai giữa gây ra viêm. Sau khi bơi nên xì mũi vài cái, cũng có thể dùng nước muối rửa sạch mũi, giảm bớt nước tiêu độc kích thích bị bám vào mũi trong bể bơi.
2, Khi bơi tốt nhất nên đeo kính bơi. Mắt là bộ phận rất mềm yếu và dễ bị tổn thương trên cơ thể chúng ta, các vi sinh vật mang mầm bệnh ở trong bể nước rất dễ xâm hại bộ phận mắt, hơn nữa các loại dịch chất khử độc trong hồ bơi cũng kích thích vào kết mạc mắt, dẫn đến tình trạng viêm.
Nếu sau khi bơi thấy mắt bị đau rát hoặc có cảm giác khó chịu, có thể dùng đến thuốc nhỏ mắt, đề phòng mắt bị lây nhiễm bệnh. Nước vào mắt cũng đừng dùng tay dụi, mà hãy dùng nước tinh khiết rửa ngay. Trong mùa dịch đau mắt đỏ cao điểm tháng 6 đến tháng 8, cần đặc biệt chú ý bảo vệ bộ phận mắt của mình.
3, Ngay cả hồ bơi đã qua khử độc, nhưng vi khuẩn trong đó vẫn không thể diệt sạch hết được. Vi khuẩn thông qua khoang miệng đi vào đường hô hấp, đường tiêu hóa, sau đó gây ra lây nhiễm.
4, Đặc biệt là khi sức đề kháng cơ thể xuống thấp, khi niêm mạc miệng có vết thương hoặc xuất hiện tình trạng viêm, thì càng dễ bị lây nhiễm, chân răng bị đổ và sưng tấy thậm chí bị loét khoang miệng. Sau khi bơi nên lập tức dùng nước sạch đánh răng và súc miệng lại ngay.
Trong điều kiện cho phép, có thể dùng nước súc miệng khử độc tố. Trước khi xúc miệng, không được uống nước hoặc ăn đồ ăn. Đề phòng vi sinh vật mang mầm bệnh đi theo đường ăn uống tiến vào bên trong dạ dày gây ra lây nhiễm.
5, Sau khi bơi nên lập tức đi tiểu tiện, bởi vì bên trong bể nước có nhiều tính kiềm, hơn nữa trong nước lại chứa lượng lớn vi khuẩn lây truyền, rất dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm. Ngoài ra, thiết kế chung của bể bơi, ví dụ như bậc thang, ghế ngồi... cũng là mầm mống của lây nhiễm.
Sau khi bơi nhất định phải gội đầu, tốt nhất nên dùng cả dầu xả để tăng cường bảo vệ. Có một số người sau khi bơi xong không dùng dầu gội đầu, chỉ dùng nước nóng gội qua loa một chút hoặc chỉ dùng khăn lau đầu khô sau khi bơi, như vậy sẽ lưu lại vi khuẩn, nếu da đầu bị xước xát, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng.
7, Tuy là bơi ở dưới nước, nhưng khi ở trên mặt nước, do bức xạ của ánh mặt trời, tia tử ngoại vẫn rất mạnh, dễ làm tổn thương bề mặt da, kiến nghị người bơi nên dùng kem chống nắng có chỉ số trên 30 để bảo vệ.
8, Sau khi bơi, trước tiên nên chú ý bổ sung nước chứ không phải lo trắng xinh, vừa mới ngoi lên khỏi bể bơi, nếu độ ẩm của không khí không đủ, lớp ngoài của bề mặt sẽ bị mất một phần nước và trở nên khô khan, sau khi kết thúc việc bơi lội nên nhanh chóng lau khô nước trên cơ thể, sau đó tiến hành một số phương pháp bảo dưỡng. Bổ sung đủ lượng nước, tế bào da sẽ tự hồi phục, năng lực cũng trở nên mạnh mẽ hơn.
(Ảnh minh họa)
Hiệp hội bơi lội Đài Loan đã đưa ra vài ý kiến nhắc nhở mọi người, vì vấn đề an toàn khi bơi lội cần chú ý những điểm sau:
- Bơi lội ở nơi quy định.
- Tuân thủ các quy định của bể bơi.
- Trước khi xuống bơi nên tắm gội, có thể giúp thân thể thích nghi quen dần với nhiệt độ nước và bảo vệ chất lượng nước ở bể bơi.
- Bên bể bơi không được chạy nhảy hay đuổi bắt tùy tiện, tránh tình trạng trơn trượt, bị thương. Không được tùy tiện đẩy người khác xuống nước, tránh đụng chạm phải người khác và tránh gây xô xát khi va chạm với bể bơi. Không được nhảy nước, thường bởi vì nước nông, khi nhảy xuống dễ gây chấn thương cho xương cổ.
- Lúc chơi dưới nước, không được nhấn, đè, ép người khác xuống mặt nước và không chịu buông tay, tránh việc họ bị sặc nước và ngạt thở.
- Không được đóng kịch quá mức với người cùng nhóm. Ví dụ: Đẩy người cùng nhóm hoặc ép người đó xuống mặt nước, thậm chí giả vờ bản thân bị đuối nước.
- Khi lặn dưới nước, nên biết lượng sức mình, tránh phát sinh chuyện ngoài ý muốn.
- Lúc hoạt động dưới nước, bản thân cảm thấy rùng mình hay có hiện tượng bị chuột rút thì mau chóng lên bờ nghỉ ngơi ngay.
- Khi bơi tiến về phía trước, nên mở mắt, giữ khoảng cách an toàn với người bơi ở phía trước, tránh bị đạp phải và bị thương.
- Nếu ở dưới nước nhận thấy thể lực bản thân không đủ, không thể bơi lên bờ được nữa, phải lập tức giơ tay xin cứu giúp, hoặc hét lớn "cứu tôi với" và chờ đợi người khác đến cứu hộ.
Nguyễn Loan (Theo Giadinhvietnam.com)