Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 9, Luật Bảo hiểm Xã hội 2024, các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã bao gồm:
1. Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia bảo hiểm xã hội? Ảnh minh họa
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
6. Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.
7. Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9. Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.
10. Hành vi khác theo quy định của luật.
Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:
- Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
+ Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
+ Hỗ trợ chi phí mai táng;
+ Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Ảnh minh họa.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
+ Trợ cấp thai sản;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất;
+ Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
K.Hoàng (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)