Theo phong tục, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công ông Táo lên trời. Nhiều gia đình thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Bởi quan niệm rằng sau sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là ông Táo đã về chầu trời.
Những điều nên làm trong ngày cúng ông Công ông Táo:
Đầu tiên là chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy đủ, thành tâm:
Lễ vật cúng ông Táo thông thường gồm có: vàng mã, cá chép, bộ mũ, áo của các Táo, …
Theo tục lệ, mâm cúng ông Công ông Táo gồm có: Gà luộc, món xào thập cẩm, xôi (hoặc bánh chưng), giò, canh măng, nấm, mọc.
Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn có cỗ mũ ông Công ông Táo, hoa quả, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu... Đặc biệt, không thể thiếu cá chép, vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.
Những điều không nên làm trong ngày cúng ông Công ông Táo:
- Mâm cỗ cúng thường tùy gia đình nhưng không nên dùng các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, dê, chó...
- Ngoài ra, không nên cầu xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc. Tuy vậy, Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được.
- Không thả cá chép từ trên cao xuống. Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.
- Không nên đặt lễ cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp. Theo dân gian, việc thờ cúng là việc linh thiêng, không phải bất cứ nơi nào cũng có thể đặt mâm lễ mà cúng bái, điều đó có thể khiến cho thần linh phật ý bởi gia chủ có phần tùy tiện, không đủ thành tâm.
Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.
Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.
- Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.
- Không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.
- Ngoài ra cần lưu ý người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn…
- Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
Tường San (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)