1. Tục lệ bó chân
Bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 và kéo dài cho đến những năm 1990, ở Trung Quốc đã duy trì một hủ tục vô cùng đáng sợ. Đó là tục bó chân làm cho bàn chân của người phụ nữ trông nhỏ xinh.
Chân của người phụ nữ sau khi được bó sẽ được tháo băng 2 ngày mỗi lần để vệ sinh và những lần bó chân sau luôn chặt hơn lần trước. Họ cũng được khuyến khích đi bộ nhiều, để trọng lượng dồn vào đôi chân, để đôi chân được bó chặt hơn. Những người phụ nữ trong các bức ảnh đều là nông dân, sống và làm việc ở những khu vực nông thôn, xa thành phố.
Xương trẻ em mềm nên dễ uốn nắn. Do đó, bó chân thường phổ biến bắt đầu từ độ tuổi lên 2 và kéo dài tới 4 tuổi. Bàn chân của những bé gái này sẽ được ngâm vào một dung dịch bao gồm thảo mộc và máu động vật, móng chân cũng được cắt giảm tối đa. Tất cả các ngón chân đều được bó gập sát vào lòng bàn chân cho đến khi tất cả bị gãy gập lại để thu gọn diện tích nhiều nhất có thể.
2. Trứng gà ngâm nước tiểu
Một trong những món ăn khiến người Trung Quốc tự hào nhất có lẽ chính là món trứng gà ngâm... nước tiểu. Những quả trứng kiểu này sẽ được ngâm trong nước tiểu của những cậu bé dưới 10 tuổi, lứa tuổi ngây thơ trong sáng. Chẳng biết khi được ngâm trong chất bài tiết của đồng nam thì món này sẽ có công hiệu thần thánh gì, chỉ biết là người ta nói rằng nó giúp tuần hoàn máu rất tốt. Bạn có dũng khí để thưởng thức món ăn này?
3. Ăn rất nhiều mèo
Trong hàng nghìn năm, người Trung Quốc đã tiêu thụ thịt mèo với số lượng vô cùng lớn, họ coi nó như một món ăn không thể thiếu hàng ngày. Tuy nhiên, với những người yêu mèo có thể yên tâm phần nào, hiện nay một bộ phận người Trung Quốc cũng phản đối hành động này và coi nó là điều không thể chấp nhận được, man rợ. Nhưng theo thống kê, vẫn có hơn 4 triệu con mèo đã bị giết, lột da, nấu chín mỗi năm và số lượng này không có dấu hiệu bị giảm sút.
4. Phát minh ra giấy vệ sinh
Chỉ có vua chúa mới được sử dụng các cuộn giấy vệ sinh. Trong khi đó những người dân bình thường thì được "khuyến kích" rửa bằng tay sau khi đi vệ sinh. Điều đó thật "kinh tởm".
5. Chữa bệnh bằng phân người
Vào thế kỷ thứ 4, các bác sĩ Trung Quốc là những người đầu tiên có ý tưởng đưa phân người khỏe mạnh sấy khô qua đường miệng để điều trị cho người bị tiêu chảy nặng hoặc ngộ độc thực phẩm. Theo nhiều tài liệu, đây có thể là những nỗ lực cổ đại của phương pháp chữa bệnh ngày nay được gọi là "cấy ghép vi sinh vật trong phân (FMT)".
Đến thế kỷ 16, một bác sĩ Trung Quốc khác sử dụng "súp vàng" – một dung dịch chứa phân khô hoặc lên men của một người khỏe mạnh trong điều trị tiêu chảy nặng, nôn, sốt và táo bón.
6. Tịnh thân
Thái giám - còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân... là những nam nhân được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Nhưng tất nhiên để được làm việc trong cấm cung không phải là chuyện đơn giản, mà họ buộc phải "tịnh thân" - quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục đau đớn được mô tả tựa như "địa ngục".
7. Ăn chấy, rận
Do cuộc sống khốn khó, thiếu thốn, những người nghèo khổ ở Trung Quốc thời xưa thường bị chấy rận. Thậm chí, thay vì giết thì không ít người còn bắt chấy rận trên cơ thể rồi ăn chúng.
8. Đậu mùa
Ở Trung Quốc, vào khoảng thế kỷ thứ 10, các thầy lang Đạo giáo đã bí mật dùng một kỹ thuật phòng bệnh đậu mùa. Đậu mùa là chứng bệnh hiểm nghèo, nếu không giết chết bệnh nhân thì nó cũng để lại những vết sẹo rỗ trên mặt. Các thầy lang đã lấy vẩy sẹo của người bị bệnh (chứa mầm bệnh), cho vào một chiếc hộp kín rồi giữ ở nhiệt độ nhất định trong một thời gian để giảm độc tính, sau đó nghiền nhỏ thổi vào mũi của người khỏe chưa từng mắc bệnh đậu mùa để ngừa bệnh.
9. Nuôi tóc dài
Bất kể đàn ông hay đàn bà ở Trung Quốc cổ đại đều có thói quen nuôi tóc dài với tiêu chí càng dài càng đẹp. Hầu như họ không cắt tóc mà chỉ tỉa hai bên mai tóc. Con trai đến tuổi đi học thì tết tóc. Đối với người cổ đại bị cắt tóc chính là một hình thức trừng phạt rất nhục nhã.
Hạ Tú (Theo Giadinhvietnam.com)