(Ảnh minh họa)
Trong nhà Phật, dù là thiêu (hỏa táng) hay chôn (địa táng) thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn.
Trong các lò hỏa táng, có rất nhiều phong tục khác nhau, nhưng nhìn chung trước khi hỏa táng mọi người thường giữ lại thi thể trong ba ngày, sau khi làm đầy đủ thủ tục, nghi lễ theo phong tục tập quán thì sẽ chọn một ngày tốt để hỏa táng. Hỏa táng xong cũng có nghĩa rằng cuộc sống của một đời người đã dừng lại ở đó, sẽ mãi mãi ở trong một chiếc hộp nhỏ.
Tuy nhiên, dù ở bất kỳ nơi nào, đối với việc hỏa táng thì các lò hỏa táng đều rất sợ khi hỏa táng thi thể này, cho bao nhiêu tiền cũng không dám, đó chính là những thi thể không xuất trình được giấy chứng tử của bệnh viện hoặc chính quyền sở tại. Con người sinh ra có khai sinh, người chết đi phải có khai tử.
(Ảnh minh họa)
Thậm chí lò hỏa táng còn nghi ngờ lý lịch của những thi thể này, chỉ cần hỏa táng xong thì mọi thứ sẽ kết thúc, vĩnh viễn biến mất trên cõi đời này, vì vậy nếu đằng sau thi thể này liên quan tới một vụ án nào đó thì sẽ rất rắc rối về vấn đề pháp lý, điều tra sau này.
Việc nhà tang lễ yêu cầu người thân của người đã khuất phải đưa ra giấy khai tử nhằm đảm bảo các thủ tục, quy định pháp lý bởi người đã khuất có phát sinh các mối liên quan tới quan hệ nhân thân và tài sản, quyền thừa kế... Chính vì vậy, để tránh những rắc rối về mặt pháp lý không đáng có, việc phải có giấy chứng tử nhà tang lễ mới cho tổ chức mai táng, hỏa táng là cần thiết.
(Ảnh minh họa)
Cho nên, nếu không có giấy chứng tử, dù cho bao nhiêu tiền thì lò hỏa táng cũng sẽ không dám thực hiện công việc đốt xác. Sau tất cả, những người làm ở lò hỏa táng cũng có những lý do riêng của họ, họ không muốn vì một chút bẩn cẩn mà vô tình “kết thúc một đời người”, chẳng may đụng chạm tới những việc phạm pháp như phi tang xác chết thì sao?
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)