Nên tránh xa 3 kiểu thần y, bác sĩ rởm này trên TikTok:
1. Tự xưng là bác sĩ
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng (bác sĩ - giảng viên lâm sàng Đại học Texas Tech, Mỹ), trên mạng ngày càng nhiều người tự xưng là bác sĩ, dược sĩ cung cấp thông tin về sức khỏe, thậm chí quảng bá chữa được các bệnh nan y như ung thư. Thậm chí, không ít đối tượng tự nhận mình là "thần y" hướng cộng đồng tới những "thần dược" trị bách bệnh, thực phẩm chức năng, các khóa đào tạo.
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, có 3 điểm để nhận diện những bác sĩ bất ổn. Thứ nhất, đó là những bác sĩ liên tục lên mạng tư vấn cho mọi ca bệnh.
Những bác sĩ làm đúng chuyên môn cũng cung cấp thông tin sức khỏe cho cộng đồng nhưng không phải vì lợi ích kiếm tiền nên việc chia sẻ không nhiều. Họ không có thời gian tư vấn mọi lúc mọi nơi. Họ cũng chỉ giải đáp những kiến thức trong phạm vi chuyên môn của mình.
Ngày có càng nhiều bác sĩ tự xưng trên TikTok (Ảnh minh họa).
Bác sĩ cam kết khỏi bệnh
Thứ ba, đó là những bác sĩ "họ hứa". Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, y khoa vốn là khoa học của sự bất ngờ nên không ai dám chắc chắn điều gì. Vì vậy, khi một bác sĩ lên mạng mà cam kết hay hứa sẽ chữa khỏi bệnh, người dân cần thận trọng.
Cùng quan điểm, bác sĩ Ngô Văn Tỵ - Trung tâm Ung bướu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, để nhận định các bác sĩ online có tâm hay không, bạn cần tìm hiểu kỹ.
Nếu một người khoe giỏi từ nhi tới lão khoa, phụ khoa tới nam khoa, bệnh gì cũng biết thì bạn cần nghi ngờ điều đó. Không ít trường hợp đưa ra vài lời khuyên sức khỏe rồi trở thành KOL bán hàng.
(Ảnh minh họa)
Bác sĩ khoe đủ thứ
Những người này cố gắng xây dựng hình ảnh mình là bác sĩ có tiếng tăm, khoe ra nhiều bằng cấp, thậm chí tự phong hàng chuyên gia. Họ thường thông tin về những căn bệnh khiến người dân lo lắng như đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư để lôi kéo người theo dõi.
Với những bác sĩ "nổ" về chức danh của mình, bác sĩ Tỵ khuyến cáo người dân có thể liên hệ tới nơi làm việc của họ để kiểm tra chéo.
“Tôi thấy có nhiều bác sĩ chỉ học 1-2 khóa đào tạo ngắn hạn của Trường Đại học Y rồi nhanh chóng khoe tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội hay làm tại Bệnh viện Đại học Y. Tôi từng được hỏi về một bác sĩ làm cùng trung tâm nhưng tôi nhìn ảnh thì không biết người đó là ai”, bác sĩ Tỵ nói.
Luật sư Phạm Văn Học, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân Việt Nam cho rằng, với tình trạng ai lên mạng mặc áo blouse cũng thành bác sĩ như hiện nay, các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý thật nặng, răn đe giáo dục.
Những clip thông tin sức khỏe trên mạng xã hội đều dừng ở góc độ tư vấn, không khám chữa bệnh nên không vi phạm luật Khám chữa bệnh. Tuy nhiên, một người đưa ra thông tin y tế sai có thể ảnh hưởng tới cả mạng người, nếu bán sản phẩm không đúng quảng cáo vi phạm Luật Quảng cáo, có thể bị truy tố thêm tội hình sự.
Luật sư Phạm Văn Học sinh sống tại Phú Thọ và chứng kiến quá nhiều người bệnh tin các bác sĩ trên mạng, "thần y" TikTok hơn cả bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế dẫn tới "tiền mất, tật mang".
A.Dương (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)