Trong cuộc sống hàng ngày, câu nói "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến" từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc và cả nhiều quốc gia Á Đông khác. Người ta thường dùng câu này để mô tả một sự trùng hợp ngẫu nhiên: khi vừa nhắc đến ai đó thì người đó liền xuất hiện. Tuy nhiên, ít ai biết rằng câu tục ngữ này thực chất còn có một vế sau, và vế sau ấy tuy được truyền tụng không kém nhưng lại hiếm người dám nhắc đến. Vậy lý do thực sự đằng sau sự "im lặng tập thể" này là gì?
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim
Từ giai thoại lịch sử đến thành ngữ dân gian
Câu tục ngữ "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến" có nguồn gốc từ một câu chuyện có thật trong lịch sử thời kỳ cuối Đông Hán. Khi đó, sau khi quyền thần Đổng Trác bị nghĩa tử là Lữ Bố phản bội và giết chết, triều đình rơi vào hỗn loạn. Hai tướng dưới trướng Đổng Trác là Quách Tỵ và Lý Giác nhân cơ hội tranh giành quyền lực, khiến triều đình thêm rối ren.
Trong bối cảnh đó, Hán Hiến Đế - vị vua trẻ không có thực quyền buộc phải chạy trốn. Khi nghe tin vua bỏ chạy, Quách Tỵ và Lý Giác liền cho quân truy bắt. Lúc này, một đại thần trung thành đã đề nghị mời Tào Tháo đến hộ giá. Thật trùng hợp, chưa kịp phái người đi, thì Hạ Hầu Đôn - thuộc hạ của Tào Tháo đã dẫn quân tới, đúng như dự đoán. Từ đó, dân gian bắt đầu lưu truyền câu "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến" để chỉ những sự xuất hiện bất ngờ, trùng hợp đến khó tin.
Vế sau bị "ém nhẹm" vì lòng tự ái của bậc kiêu hùng?
Dẫu vậy, câu nói này thực chất còn vế sau nữa. Câu nói đầy đủ phải là: "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến; Thoát ngay trước mắt, há không đáng cười".
Vế sau này xuất phát từ trận Phố Dương, khi Tào Tháo giao chiến với Lữ Bố. Trong một lần bị truy đuổi, Tào Tháo thất bại, buộc phải lui binh rồi bày mưu tập kích doanh trại đối phương. Tuy nhiên, Lữ Bố đã có phòng bị và phản công khiến kế hoạch thất bại. Trong lúc rút lui, Tào Tháo lọt vào ổ phục kích, suýt bị bắt sống.
Điều bất ngờ là Lữ Bố lúc đó không nhận ra Tào Tháo, còn chỉ vào chiếc mũ của ông mà hỏi: "Ngươi biết Tào Tháo ở đâu không?". Tào Tháo nhanh trí chỉ đại về phía khác, khiến Lữ Bố truy đuổi sai hướng, giúp ông thoát nạn trong gang tấc.
Tình huống trớ trêu này khiến dân gian thêm thắt thành câu tục ngữ hoàn chỉnh, nhằm chế giễu sự chậm nhạy của Lữ Bố: "Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến; Thoát ngay trước mắt, há không đáng cười". Tuy nhiên, đối với Tào Tháo - người nổi tiếng quyền mưu và kiêu hùng việc nhắc đến thất bại hay khoảnh khắc suýt mất mạng vì bị nhận nhầm là điều vô cùng nhạy cảm.
Sau này, khi Tào Tháo đánh bại Lữ Bố tại thành Hạ Bì năm 199, rồi lên nắm quyền nhà Tào Ngụy thì cũng không ai dám nói đến vế sau của câu nói này. Bởi nếu để Tào Tháo nghe được, với bản tính của Tào thì kẻ đó chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp. Điều này khiến nửa sau của câu nói này không phổ biến bằng nửa đầu.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)